Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Sáng ngày 12/02/2011, tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức họp giao ban với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa Đông Xuân 2010 – 2011. Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bông chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện các đơn vị Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục BVTV các tỉnh thành vùng ĐBSCL, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2010 sản xuất lúa gặp không ít khó khăn do sự thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết, khí tượng thủy văn, dự báo về nhu cầu lương thực, thị trường và giá cả lúa gạo diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ lúa gạo và thời vụ sản xuất trong nước có nhiều thời điểm chưa tương đồng, dự báo những khó khăn trong sản xuất lúa. Với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương quan tâm thực hiện tốt, cả nước đạt sản lượng lúa 39,78 triệu tấn cao nhất từ trước tới nay và cao hơn 900 ngàn tấn so với năm 2009, trong đó các tình phía Bắc đạt 13,2 triệu tấn, các tỉnh phía Nam đạt 26,6 triệu tấn. Ngoài ra trong sản xuất lúa năm 2010 cũng ghi nhận một số vấn đề mới trong canh tác lúa như:
- Tình hình ngập lũ tại các tỉnh thượng nguồn sông Cửu Long, cần phải có các giải pháp để thích ứng cho canh tác lúa tại vùng ảnh hưởng của lũ.
- Cơ cấu mùa vụ sản xuất từng bước ổn định và phù hợp.
- Sự liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa. Sự hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật của các doanh nghiệp.
- Nhiều mô hình sản xuất lúa theo GlobalGAP, VietGAP và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Để giữ vững năng suất, sản lượng lúa năm 2011 mục tiêu đặt ra là cần giữ ổn định diện tích các vụ đông xuân và hè thu, tăng diện tích sản xuất lúa thu đông, lúa trên đất nuôi tôm, tăng năng suất lúa bình quân trong toàn vùng và tăng sản lượng cả năm. Gia tăng chất lượng lúa gạo xuất khẩu và xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP. Với các giải pháp kỹ thuật cần tập trung:
- Sản xuất lúa theo hướng GAP trên cở sở ứng dụng IPM, ba giảm ba tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý nước, bón phân cân đối, gieo sạ né rầy…
- Xây dựng vùng nguyên liệu lúa và từ mô hình sản xuất lúa theo GAP áp dụng các tiến bộ kỹ thuật giảm giá thành, tăng chất lượng để chủ động cạnh tranh với việc tiêu thụ lúa trên thị trường xuất khẩu trong tương lai.
- Các tỉnh cần chọn 1 – 3 giống lúa chất lượng cao, đặc sản của vùng để xây dựng vùng nguyên liệu của tỉnh.
- Chỉ khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
- Tăng cường hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa mới cho nông dân và đa dạng các hình thức sản xuất giống cung ứng cho sản xuất với các chỉ tiêu cụ thể.
- Bên cạnh đó cần quy hoạch lại mùa vụ mới cho phù hợp với điều kiện canh tác, đầu tư cơ sở hạ tầng mới để đáp ứng điều kiện sản xuất của nông dân.
- Phát động phong trào sản xuất lúa mẫu theo hướng hiện đại, dây chuyền khép kín với mỗi mô hình từ 300 ha./.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban Các đại biểu tham quan ruộng sản xuất lúa giống của Viện Lúa ĐBSCL
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn