Ngày 19 tháng 3 năm 2010, tại Trà Vinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND Tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị Giao ban sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2009 – 2010 và chuẩn bị vụ Hè Thu – Thu Đông 2010 các tỉnh thành
vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
Ông Bùi Bá Bổng – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Trần Khiêu – Phó chủ tịch Tỉnh Trà Vinh đồng chủ trì hội nghị.
Hội nghị được nghe báo cáo của Cục Trồng Trọt về tình hình sản xuất lúa Đông Xuân 2009-2010 và Xuân Hè, trong đó thời vụ xuống giống đã tiến hành triệt để theo khuyến cáo né rầy trong toàn vùng và dự báo rầy nâu qua bẫy đèn.
Tình hình sử dụng giống xác nhận đạt từ 50-70% diện tích xuống giống ở đồng bằng Sông Cửu Long, 20% diện tích xuống giống ở vùng Đông Nam bộ. Hệ thống giống lúa ở một số tỉnh chưa hoàn chỉnh, công tác sản xuất, kiểm soát và cung ứng chưa đạt yêu cầu, quản lý chưa hiệu quả.
Diện tích xuống giống 1.683.521 ha đạt 105,8% so kế hoạch (tăng 23.131 ha so cùng kỳ). Năng suất bình quân 6,44 tấn/ha (cao hơn cùng kỳ năm trước 0,14 tấn/ha).
Việc xâm nhập mặn đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất Đông Xuân (40% diện tích toàn vùng duyên hải). Tháng 3,4,5 nước mặn tiếp tục lên cao tại các tỉnh ven biển.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật báo cáo tình hình rầy nâu tuy mật số cao so với vụ Đông Xuân năm trước nhưng thể hiện đỉnh cao khá rõ ràng và tập trung do gieo sạ né rầy đồng loạt, đồng thời tỉ lệ rầy mang mầm bệnh cũng giảm so với vụ Đông Xuân năm trước chính vì vậy đã góp phần giảm áp lực rầy nâu trên vụ Đông Xuân.
Dự báo tình hình sắp tới, ông Nguyễn Hữu Huân – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đã lưu ý tình hình rầy nâu vẫn còn gây áp lực do đó các địa phương cần tập trung chỉ đạo nghiêm thời vụ gieo sạ vụ Hè Thu vào đầu tháng 4, đầu tháng 5 và đầu tháng 6 là tốt nhất để né rầy. Bên cạnh đó, cần ứng dụng và mở rộng công nghệ sinh thái đồng ruộng, tiếp tục ứng dụng 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm…
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng lưu ý bàn sâu việc khai thác vụ Thu Đông chuyển thành vụ chính để giảm Xuân Hè vì đây cũng là vụ có thời tiết thuận lợi nếu chủ động được nước; việc sấy lúa Hè Thu cần phải đẩy mạnh với các giải pháp thích hợp; gom chủng loại giống trong một giới hạn nhất định để tiêu thụ dễ dàng hơn
(4-5 giống chủ lực).
Phát biểu tại hội nghị có đại diện các Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang …
xung quanh các vấn đề đề nghị tăng thời gian vay vốn và hỗ trợ vốn vay cho cơ giới hoá, việc phát triển vụ Thu Đông sẽ ảnh hưởng đến Đông Xuân chính vụ do đó cần tính toán thời vụ phù hợp với từng vùng mặc dù vụ Thu Đông là vụ năng suất và giá cả cao, đem lợi cho nông dân.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng kết luận kết thúc hội nghị như sau:
- Thống nhất 2 báo cáo của Cục Trồng Trọt và Cục Bảo vệ thực vật.
- Từng tỉnh phải có văn bản của ủy ban về việc hỗ trợ.
- Trong thời gian tới, yêu cầu các đơn vị:
1. Thực hiện đúng thời vụ Hè Thu là cần thiết 50% diện tích trong tháng 4 và còn lại trong tháng 5.
Các tỉnh có phương án củng cố vụ Thu Đông để nhà nước hỗ trợ bờ bao, hệ thống bơm tưới, diện tích… trình Bộ tổng hợp đề án phát triển Thu Đông trong chương trình an ninh lương thực
2. Công bố bộ giống lúa chủ lực (khoảng 5 giống, trên 100.000 ha/giống) cho từng vụ để tạo điều kiện xuất khẩu và giao Cục Trồng trọt gửi danh sách bộ giống lúa giúp trước 15/4/2010 để Bộ công bố
3. Việc sấy lúa Hè Thu, cần giới thiệu các mô hình sấy lúa có hiệu quả. Giao Cục, Viện, Viện, Trung tâm khuyến nông Quốc gia tiếp cận và mở rộng Bộ Nông nghiệp tổ chức thực hiện cam kết liên kết với ngân hàng và các doanh nghiệp xay xát vay vốn thuận lợi nhất, trước mắt đề nghị An Giang làm thí điểm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn