Được sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng, hội nghị sản xuất lúa của năm 2008 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2008 – 2009 đã tổ chức tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang vào ngày 19 tháng 9 năm 2008.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Viện Khoa học, các Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), các nhà khoa học từ các Viện Trường Đại học, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV 21 tỉnh thành Phía Nam từ Ninh Thuận trở vào.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch thường trực tỉnh An Giang đã nêu sơ nét về kết quả sản xuất năm 2008 của tỉnh. Đánh giá sản xuất năm 2008, Cục Trồng trọt và Cục BVTV nhận định chung như sau:
1. Vụ Đông Xuân 2007 – 2008, nước lũ đầu nguồn Sông Cửu Long rút chậm hơn cùng kỳ hàng năm vào tháng cao điểm xuống giống, làm cho tiến độ xuống giống chậm hơn cùng kỳ năm 2007.
2. Giá xăng dầu, phân bón tăng cao hơn cùng kỳ, nhất là vào đầu vụ sản xuất lúa, gây nhiều khó khăn trong đầu tư cho sản xuất.
3. Dù rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không còn gây áp lực mạnh cho sản xuất nhưng vẫn là mối quan ngại hàng đầu trong lãnh đạo các cấp.
4. Giá lúa tăng cao ở những tháng đầu năm và biến động tình hình sản xuất lương thực trên thế giới đã khiến nông dân tăng diện tích và đầu tư có hiệu quả.
5. Các giải pháp kỹ thuật đã được thực hiện triệt để như xuống giống tập trung gieo sạ né rầy, sử dụng có cơ cấu giống lúa không quá 15 – 20% cho mỗi chủng loại và thực hiện 3 giảm 3 tăng, tiết kiệm nước và tăng cường thăm đồng phòng trị kịp thời rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
6. Ngành BVTV đã thường xuyên sâu sát sản xuất, triển khai thường xuyên các biện pháp chống dịch có hiệu quả. Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương chính sách hỗ trợ của Nhà nuớc trong việc tiêu hủy lúa bệnh. Củng cố, tăng cường hệ thống bẫy đèn dự báo rầy nâu, xác định thời vụ gieo sạ cho từng vụ lúa, góp phần cắt đứt cầu nối lây lan bệnh từ vụ trước sang vụ sau.
7. Kết quả sản xuất năm 2008, nhìn chung vẫn đuợc mùa bội thu. Diện tích và sản luợng tăng so với năm 2007, mặc dù cục bộ có một số ít diện tích thất thu do bệnh gây hại nhưng với tỉ lệ không đáng kể, không ảnh hưởng đến kết quả chung của sản xuất lúa năm 2008. Cụ thể, tổng diện tích 4.216.099 ha, với năng suất bình quân 51,9 tạ/ ha, sản lượng 22 triệu tấn (so với năm 2007, diện tích là 4.144.701 ha, năng suất bình quân 49,54 tạ/ ha, và sản lượng là 20 triệu tấn).
Nhận định những thắng lợi và những tồn tại thách thức trong vụ Đông Xuân tới năm 2008 – 2009, Thứ truởng Bùi Bá Bổng đã có gợi ý 10 giải pháp cho vụ lúa Đông Xuân tới như sau:
2. Cần phải kiên trì chỉ đạo bố trí thời vụ, tập trung né rầy trong phạm vi từng tỉnh và cả liên tỉnh. Tập trung gieo sạ trong tháng 11, 12. Đây là một giải pháp có hiệu quả nhất trong chỉ đạo sản xuất phòng dịch.
3. Tập trung ổn định và đầu tư vùng lúa 3 vụ, xoá dần vụ Xuân Hè và Đông Xuân sớm để nghỉ đất từ 10 – 20 ngày, cắt nguồn lây lan bệnh do rầy nâu bắt cầu từ vụ trước sang vụ sau (Đông Xuân chính vụ).
4. Chỉ đạo kiên quyết giảm tỉ lệ giống IR 50404 xuống còn 20%, vì hiện nay giống này chiếm > 30% là biểu hiện không phù hợp trong cơ cấu giống lúa. Tích cực ngay bây giờ phải đánh giá tuyển chọn và xác định cơ cấu giống lúa cho 5 năm tới để có thời gian nhân giống cung cấp cho sản xuất.
5. Tiếp tục vận động, huớng dẫn áp dụng các giải pháp kỹ thuật góp phần giảm áp lực rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như gieo sạ hàng, dùng giống xác nhận, áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng.
6. Củng cố và phát triển hệ thống nhân giống trong nông hộ để góp phần cung cấp giống lúa theo chỉ đạo chung và nâng cao chất lượng giống lúa, tăng diện tích sử dụng giống xác nhận.
7. Tăng cường tuyên truyền vận động cày ải, phơi đất để vệ sinh đồng ruộng, xử lý tàn dư thực vật vụ trước, tránh thấp nhất khả năng lây lan từ những cây ký chủ sinh vật hại.
8. Các tỉnh cần vận động tăng cường ứng dụng trong cơ giới hoá. Có chủ trương hỗ trợ các nông hộ trang bị máy thu hoạch, máy san bằng mặt ruộng bằng công nghệ lazer tăng năng suất và chất lượng lúa.
9. Tập cho nông dân quen với việc thực hiện sổ tay GAP trong trồng lúa. Trên cơ sở đó, tính toán giá thành cụ thể từng vụ để xác định giá bán, về lâu dài xuất khẩu theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn