Theo thông báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), loài sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) có nguồn gốc từ châu Mỹ đã di trú, xâm nhập nhiều quốc gia trên khắp các Châu lục trên thế giới và gây thiệt hại nặng trên 300 loài cây trồng, đặc biệt là cây ngô (bắp). Hiện nay sâu keo mùa thu đã xâm nhập vào Việt Nam và gây hại cục bộ trên cây bắp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Để chủ động trong công tác điều tra phát hiện, giám định và chỉ đạo phòng trừ loài sâu hại này, ngày 30 tháng 5 năm 2019, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội nghị tập huấn và chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật thuộc 19 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, Thành phố khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông qua Hội nghị, Cục Bảo vệ thực vật đã thông tin khoa học về loài sâu keo mùa thu từ các nguồn tài liệu khác nhau để các địa phương, cơ quan, đơn vị chuyên ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, khuyến nông, các tổ chức, cá nhân liên quan… có đầy đủ thông tin nhận diện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động phòng trừ khi phát hiện loài sâu này trên đồng ruộng.
Về chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các địa phương kiểm soát tổng hợp sâu keo mùa Thu thông qua các biện pháp canh tác để phá hủy nguồn sâu cư ngụ như ký chủ phụ; xen canh, luân canh; sử dụng giống kháng sâu qua các cơ chế thông thường (bộ lá cứng) hoặc cây trồng chuyển gen Bt; sử dụng bẫy bả các loại để diệt trưởng thành, ngắt trứng bằng tay hoặc kiểm soát sinh học bằng ong ký sinh, các loài bắt mồi ăn thịt, nấm, vi khuẩn, virus ký sinh…
Một số hình ảnh Hội nghị tập huấn và chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu:Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn