Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2009 và Triển khai kế hoạch năm 2010 ở Nam bộ

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Tại Thành phố Cần Thơ, ngày 22 tháng 01 năm 2010, Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 ở Nam Bộ nhằm đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành sản xuất lúa năm 2009 và bàn giải pháp chỉ đạo điều hành sản xuất năm 2010 ở Nam bộ.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì hội nghị cùng với sự tham dự của lãnh đạo UBND các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, các Cục, Vụ, Viện liên quan, Các Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị thuộc Sở các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Báo cáo chính của 3 đơn vị là Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật và Tổng công ty lương thực đã nêu lên kết quả thành công của việc sản xuất lúa năm 2009 và những thách thức của sản xuất lúa năm 2010.

Với việc ứng dụng cơ giới hoá trong thu hoạch và phơi sấy, áp dụng giống lúa xác nhận làm giảm lượng giống gieo sạ, canh tác theo 3 giảm 3 tăng tiến tới 1 phải năm giảm, gieo sạ đồng loạt né rầy đã hạn chế áp lực dịch hại, bảo vệ năng suất sản lượng lúa năm 2009.

Sản xuất lúa trong toàn vùng ĐNB và ĐBSCL ước đạt 4.274.373 ha, năng suất bình quân 5,29 tấn/ha và sản lượng đạt 22.619.7322 tấn; so năm 2008 năng suất tăng 0,76 tấn/ha và tăng sản lượng 92.649 tấn.

Tuy nhiên theo báo cáo của các Cục thì trong sản xuất vẫn còn nhiều tồn tại phải khắc phục như: diện tích sử dụng giống xác nhận chỉ đạt 25-30% (trong khi đó chỉ tiêu phấn đấu năm 2010 là 50%), cơ giới hoá chỉ mới 30% cần được đầu tư thêm; một số ban chỉ đạo chống dịch của địa phương còn lơ là chưa tích cực trong chủ động triền khai chống dịch, chưa kiên quyết chỉ đạo gieo sạ đồng loạt né rầy, không theo lịch gieo sạ của địa phương, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn còn tồn tại phổ biến làm tăng áp lực tái phát rầy nâu, giống chống chịu rầy nâu và đạo ôn còn ít trong khi nguồn bệnh chưa được diệt trừ triệt để.

Tình hình tiêu thụ xuất khẩu được Tổng công ty lương thực miền Nam cho rằng không đạt mong muốn nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong điều kiện kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng từ các năm trước. Đặc biệt cần quan tâm kết nối giữa Tổng công ty với hệ thống “hàng xáo” thu mua lúa gạo với giá cả ổn định (hạn chế ép giá) vì đây là lực lượng lớn gấp nhiều lần so với các công ty nhà nước trong việc đảm bảo tiêu thụ lúa gạo cho nông dân.

Chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT đã có ý kiến như sau:

1. Hội nghị không chỉ cho 2010 mà còn có tầm nhìn rộng hơn dài hơn.

2. Sản xuất lúa xuất khẩu gạo là có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh, nhưng phần đầu tư lại lợi nhuận cho nông dân chưa rỏ ràng minh bạch, Chính phủ đã thấy đang nghiên cứu chính sách, giải pháp hỗ trợ. Không thể vì điều kiện khó khăn mà buộc nông dân không sản xuất là trái với lợi ích nông dân

3. Đánh giá sự phát triển của ngành lúa gạo qua các năm qua Thứ trưởng cho rằng có 3 nguyên nhân chủ yếu đó là nông dân ta cần cù sáng tạo, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và tổ chức ứng dụng nhanh chóng tiến bộ kỹ thuật:

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn hạn chế lớn như:

Chưa đầu tư sau thu hoạch

Chưa hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi nội đồng

Cơ sở hạ tầng còn thiếu

Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ nông dân một cách có hiệu quả.

4. Trên cơ sở đánh giá trước mắt và lâu dài, Thứ trưởng chỉ đạo cụ thể hướng lâu dài phải:

- Đầu tư hệ thống sấy lúa trong nông thôn như Thủ tướng đã chỉ đạo

- Tăng cường đầu tư Trạm bơm điện: nhà nước lo trung thế và hạ thế, nông dân trang bị hệ thống bơm

- Thu hoạch bằng máy: tiếp tục củng cố và đầu tư phát triển và chính sách mở đa dạng chủng loại nguồn gốc

- Đối với lúa xuất khẩu: Cùng với doanh nghiệp, Bộ sẽ xây dựng bộ giống lúa xuất khẩu (trước đây – doanh nghiệp chưa muốn làm vì cơ chế xuất khẩu chưa bị cạnh tranh). Ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp khuyến khích sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu.

- Giống lúa xác nhận cần phải xã hội hoá nhanh chóng để đẩy nhanh tiến độ sử dụng (Giống xác nhận 2)

Những vấn đề cần lưu ý trong năm 2010:

- Thu Đông phải ổn định về năng suất trên 5 tấn, trên cơ sở nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Hệ sinh thái tôm lúa cần được mở rộng và hướng đến chất lượng cao

- Đẩy mạnh các giải pháp nâng hiệu quả sản xuất lúa của vùng Đông nam bộ

Riêng trong vụ Đông xuân này:

- Cần theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn và hạn. Lưu ý nạo vét kênh mương, củng cố trạm bơm chống hạn với kinh phí địa phương.

- Cần lưu ý rầy nâu, bệnh vàng lùn, bệnh đạo ôn, theo dõi và cảnh báo sớm không để phát triển diện rộng.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,740,673
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây