Hội thảo “Các giải pháp phòng chống dịch rầy nâu - bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa vụ Mùa năm 2009”

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Rầy nâu là dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa tại các tỉnh phía Nam. Tác hại của rầy nâu là chích hút nhựa, làm cho cây lúa phát triển kém, bông lép và vàng úa, cây ngừng tăng trưởng, rồi khô héo đi trong vòng 4-5 ngày mà ta thường thấy và gọi là cháy rầy. Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền các bệnh virus cho cây lúa như: lùn xoắn lá, lúa cỏ, vàng lùn.

Vụ Hè Thu 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh đã xuống giống được gần 7.000 ha lúa và dự kiến hơn 16.000 ha cho vụ mùa. Vì thế để bảo vệ cho cây lúa phát triển tốt và tránh thiệt hại do rầy nâu và một số bệnh do rầy nâu lan truyền, ngày 26/06/2009 Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố đã kết hợp với Trạm Bảo vệ thực vật liên quận huyện NB-CG-Q7 và HND xã tổ chức hội thảo “Các giải pháp phòng chống dịch rầy nâu - bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa vụ Mùa năm 2009” tại xã Lý Nhơn, huyện cần Giờ với sự tham dự của chính quyền địa phương, HND và gần 100 nông dân sản xuất lúa.

Toàn cảnh hội thảo
Buổi hội thảo đã được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của UBND và HND xã; qua đó đã nói lên được sự quan tâm của Chính quyền địa phương đến đời sống và tình hình sản xuất của người dân nơi đây.

Các giải pháp chống dịch như: thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống lúa cho vụ mùa,…đã được đưa ra để cùng thảo luận. Cuối buổi hội thảo đã rút ra được một số biện pháp cụ thể phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá hại lúa như: Tăng cường theo dõi bẫy đèn, nắm chắc diễn biến, mật số RN di trú tại địa phương và kiểm tra tình hình RN trên đồng ruộng; thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến RN di trú để tránh tâm lý hoang mang, dẫn đến tình trạng phun thuốc trừ RN tràn lan; áp dụng biện pháp quản lý theo IPM đối với RN di trú.

Trong buổi hội thảo CBKT cấp phát sổ tay hướng dẫn “Phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa” và hướng dẫn thêm cho nông dân về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cũng như một số cây ăn trái đang được trồng tại địa phương.

Thời gian tới Chi cục tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo tương tự cho các vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi./.
 

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP RẦY NÂU VÀ BỆNH LÚA

- Thường xuyên theo dõi diễn biến RN trên đồng ruộng;

- Đối với trà lúa Hè Thu trên 20 ngày tuổi: không cần phun thuốc trừ rầy nâu di trú. Chỉ phun thuốc trừ rầy khi mật số rầy tuổi 2-3 cao quá 3 con/tép giai đoạn lúa từ đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh;

- Đối với trà lúa Hè Thu dưới 20 ngày tuổi: ngăn chặn RN di trú đáp xuống ruộng vào ban đêm, bằng cách giữ mực nước ruộng hoặc bơm nước vào lúc chiều tối ngập quá phần bẹ lá lúa, trong suốt thời gian rầy di trú rộ;

- Đối với trà lúa trổ-chín: không cần phun thuốc trừ rầy;

- Xuống giống mạ mùa, lúa mùa 2009 tránh các đợt RN trưởng thành di trú với mật độ cao, dự kiến từ 20/7 đến 25/7/2009.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,911,036
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây