Hướng dẫn quy trình sản xuất Nấm xanh metarhizium anisopliae tại huyện Cần Giờ

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

I. Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Gạo (tấm), tủ cấy nấm, nồi hấp khử trùng, than đá, lò dốt than đá, cồn khử trùng, bọc nylon (20x30cm), kéo, dây thun, bút lông, que cấy nấm (muỗng), gòn không thấm, co ống nước, giấy báo, thau, rổ, đèn cồn, quẹt ga, nước sạch …

II. Chuẩn bị môi trường gạo:

- Gạo ngâm trong nước khoảng 1 giờ (gạo tấm ngâm khoảng 40 phút, thường sử dụng gạo tấm sau khi cấy nấm xanh dễ phát triển hơn gạo) nên ngâm bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẫn (sử dụng bình nước uống loại 20 lít).

- Chuẩn bị các nắp gòn để đậy miệng bọc môi trường và cắt giấy báo


 


- Vớt gạo để ráo (15-20 phút), sau đó và chia ra thành từng bọc nylon (500 gr/1 bọc).


 

Cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV cùng bà con nông dân thực hiện

- Đậy nắp bông gòn   rồi sử dụng dây thun để buộc kín miệng bọc lại. Sau đó bọc giấy báo và cột lại để đậy miệng bọc môi trường.

Bà con nông dân thực hành 

III. Hấp khử trùng:

 

- Sau khi nước sôi cho các bọc gạo vào nồi để hấp khử trùng trong 2 giờ.

 


 








- Sau khi nước sôi cho các bọc gạo vào nồi để hấp khử trùng trong 2 giờ.

 

IV. Thao tác cấy nấm:

  + Trước khi cấy nấm, ta cần vệ sinh ngoài và trong tủ cấy bằng cồn 700

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

v     Những bước cấy nấm (sử dụng nguồn nấm xanh Metarhizium anisopliae cấp I do Đại học Cần Thơ cung cấp):

                                                

 

+ Khử trùng tay bằng cồn 700. Chuyển bọc gạo, nấm nguồn, đèn cồn, ly cồn, muỗng cấy nấm (để khử trùng dụng cụ cấy) vào tủ cấy

 

 

                       Khử trùng tay                              Chuyển gạo và dụng cụ cấy nấm vào tủ cấy

 

 

 

+ Khử trùng muỗng bằng cách ngâm vào ly cồn và hơ qua lửa đèn cồn. Chia dĩa nấm nguồn thành 6 phần (nếu dĩa nấm phát triển xanh đều có thể chia làm 8 phần)



 

     Khử trùng muỗng cấy nấm trước khi cấy                 Cấy nấm nguồn vào trong bọc gạo

 

 

+ Tháo nắp bông gòn, dùng tay kéo xung quanh bọc nấm tạo không khí. Sau đó chủng một phần nấm vào bọc nylon có chứa môi trường (mỗi một phần nấm nguồn được chia sẽ cấy cho 1 bọc gạo đã được hấp).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Tháo nắp bông gòn, dùng tay kéo xung        Nấm nguồn được chia ra và được cấy  

             quanh bọc nấm tạo không khí                           trong bọc gạo đã được hấp

 

 

                    

+ Kết thúc quá trình cấy đậy nắp bông gòn lại, để bọc nấm đã cấy sang một bên và tiếp tục cấy những bọc tiếp theo.

 






CBKT Hướng dẫn nông dân cấy nấm

 

Nông dân thực hành cấy nấm

 

 

 

 


V. Cách sử dụng chế phẩm nấm

- Ủ chế phẩm nơi cao ráo, thoáng mát. Mỗi ngày nên lắc từ 1 đến 2 lần/ngày. Sau từ 07 đến 14 ngày khi thấy meo nấm phát triển xanh (trong bọc gạo hấp nấm đã phát triển xanh đều) thì có thể đem sử dụng.

 

 

            

          Kệ ủ các bọc gạo được cấy                      Meo nấm phát triển xanh trong bọc gạo

       chế phẩm nấm xanh

 

 

- Hòa 1 bọc chế phẩm (500 gr) cho 8 bình 8 lít (nếu bình 16 lít ta sử dụng hòa cho 4 bình). Trung bình 1 bọc chế phẩm sử dụng phun cho 2 công đất (2.000 m2) tương dương 1ha sử dụng 5 bọc. Mỗi 1 bình xịt 8 lít ta pha thêm 5cc chất bám dính (sau khi phun, giúp meo nấm bám dính trên cây lúa).

- Khi phun nấm xanh cần lưu ý:

          * Khuyến cáo nên phun nấm xanh lúc rầy nâu tuồi 1 và 2 (rầy nâu mới nở)

* Phun nấm xanh thật kỹ vào gốc lúa, nên phun vào buổi chiều mát (Phun nấm xanh sau 15 giờ).

* Không phun nấm khi trời chuyển mưa.

* Trước khi sử dụng bình phun nấm, ta cần phải rửa sạch phân bón và hóa chất (có thể còn dính trong bình xịt).

* Không nên hòa chế phẩm nấm với các loài thuốc trừ bệnh khác và tuyệt đối không phun thuốc trừ bệnh có hoạt chất Carbendazim (Nếu đã sử dụng thì nên cách ly trước và sau 7 ngày).

          - Trong mỗi vụ lúa nên phun 2 đợt:

             Đợt 1:

·         Lúa sạ trên 30 ngày tuổi.

·         Lúa cấy (lúa mùa) giai đoạn bắt đầu lúa đẻ nhánh.

   Đợt 2:

·         Lúa làm đòng.

 

 

 

  Nông dân tiến hành phun chế phẩm                    Ruộng mô hình ứng dụng chế phẩm

nấm xanh                                                      nấm xanh

 

 

Lưu ý :   Trong điều kiện áp lực rầy nâu cao (mật số trên 5.000 con/m2, sau khi đã phun nấm) có hiện tượng nhiều lứa thì phải phun thuốc hóa học giúp giảm nhanh mật số rầy nâu và trong các đợt phun kế tiếp có thể phun nấm xanh.

 

VI, Chọn thời điểm phù hợp để cấy nấm:

          Khi rầy nâu vào đèn rộ (theo dõi bẫy đèn, theo dõi rầy nâu vào đèn nhà hoặc bảng tin thông báo của ngành nông nghiệp) là lúc chuẩn bị các vật tư để thực hiện cấy nấm. Khi thấy meo nấm phát triển xanh cũng là lúc rầy nâu nở rộ, vào thời diểm này là phun nấm thích hợp nhất.


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,813,575
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây