KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚA BỊ NGỘ ĐỘC HỮU

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

I. HIỆN TƯỢNG LÚA BỊ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ (bị nghẹt rễ) :

1. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chính là do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí ức chế sự hô hấp của rễ lúa.

+ Thường là do nông dân sản xuất liên tục trên một thửa ruộng, rơm rạ của vụ trước bị vùi trong đất phân hủy trong điều kiện yếm khí tiết ra các chất độc gây hại cho lúa vụ sau (các chất độc hữu cơ đó là phenolic, hydro sulfic, khí metan, các axit hữu cơ làm tăng độ chua của đất) .

+ Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, đất còn lẫn rơm rạ chưa phân hủy …

2. Triệu chứng:

- Khi bệnh mới phát sinh thì ngọn lá lúa biến vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, lá lúa có khuynh hướng dựng đứng.

- Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.

- Dù có bón phân đầy đủ lúa vẫn không xanh. Nếu không kịp chữa trị, lúa sẽ lụi dần và chết.

- Hiện tượng này thường xảy ra khi lúa được 15- 30 ngày tuổi sau khi sạ cấy.

Lá vàng đỏ từ chóp lá dần xuống









Rễ thúi đen do ngộ độc axit hữu cơ







I I. CÁCH KHẮC PHỤC:

      Khi thấy cây lúa có hiện tượng trên, bà con nông dân cần ngưng bón phân urê, DAP hoặc NPK ngay, vì lúc này rễ lúa đã bị hư hại, khả năng hấp thu dinh dưỡng trong đất kém. Để khắc phục tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ và giúp lúa phục hồi chức năng của bộ rễ cần thực hiện các bước sau:

 

·         Bước 1: 

Vào 10 - 20 ngày sau khi sạ, nếu thấy chóp lá lúa bị vàng hoặc đỏ, nhỗ lúa để quan sát rễ. Nếu thấy rễ thúi đen thì phải tháo cạn nước trong ruộng ra, đánh rảnh để tháo thật hết nước nơi trũng để loại bỏ các khí độc, chất độc đang có trong nước. Cho nước mới ngoài kinh rạch vào ruộng.

·         Bước 2:

Bón 5kg phân Calcium Nitrate cho 1 công đất (1.000m2) để nhanh chóng nâng cao độ pH của đất, trung hòa các axit hữu cơ,… giúp bộ rễ lúa thoát khỏi tình trạng ngộ độc và kích thích tế bào phát triển dài ra. Sau khi bón Calcium Nitrate khoảng 5 ngày nên thay nước mới để xả các chất độc còn tồn lại trong nước.

  Phân bón gốc Calcium Nitrate có chứa 15,5% chất đạm và 26,5% chất Canxi ở dạng hoà tan nhanh (CaO) nên có tác dụng giải độc nhanh và tốt hơn so với phương pháp bón vôi thông thường.

·         Bước 3:

Để giúp bộ rễ mau phục hồi, cũng như cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng trong thời gian chưa ra rễ mới, bà con cần kịp thời phun thêm phân bón lá cao cấp Poly-feed 19-19-19 hai lần cách nhau 5-7 ngày với liều lượng 60-80g cho bình máy 25 lít nước. Phun 1,5 bình cho 1.000m2 vào lúc trời mát.

+ Phân Poly-feed 19-19-19 là loại phân bón lá rất cao cấp vì có chứa đầy đủ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N=19%, P2O5=19%, K2O=19%) và 6 loại vi lượng thiết yếu là Cu, Fe, Zn, Mn, B và Mo.

Sau khi phun phân bón lá 5 – 7 ngày, nhỗ bụi lúa lên quan sát, nếu thấy các rễ trắng xuất hiện tức là bộ rễ lúa đã phục hồi, cây lúa đã vượt qua tình trạng bị ngộ độc hữu cơ. Lúc này cần bón thêm phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của cây lúa.

  Ngoài ra, bà con cũng có thể áp dụng cách khắc phục lúa ngộc độc hữu cơ cho trường hợp lúa bị ngộ độc phèn (rễ có màu nâu, lúa sinh trưởng còi cọc, thường xảy ra vào vụ Hè Thu hàng năm do nắng hạn và thiếu nước, đất bị xì phèn)

Hai sản phẩm phân bón Calcium Nitrate, Poly-feed 19-19-19 được sản xuất bởi công ty Haifa của Israel, do công ty SPC phân phối trong thời gian qua đã được nhiều bà con nông dân sử dụng, ngoài việc mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế thiệt hại khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ nói riêng, các loại phân trên còn được ứng dụng rộng rải trong sản xuất nông nghiệp nói chung, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cho cho nhiều loại cây trồng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,861,544
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây