KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHỮ W TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

 

Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến
Chi cục trưởng CCBVTV Tp.HCM

Với nhiều năm công tác trong quản lý, tôi xin được giới thiệu những kinh nghiệm xây dựng một Kế hoạch (KH) thực hiện một hoạt động nào đó để các bạn tham khảo vận dụng cho phù hợp với yêu cầu kết cấu cơ bản của một kế hoạch, khi trình lãnh đạo mà ít phải cần thuyết minh thêm (và đây cũng là cách làm việc của các chuyên gia nước ngoài khi xem xét một kế hoạch nào đó):

1. Why : Tại sao?

Đây là mục đích của KH để nhằm vào gì, đạt được gì?

Nên đặt câu hỏi: Tại sao phải có KH này để viết cho sát mục đích (đừng nói là tại vì lãnh đạo chỉ đạo nhé). Lưu ý là ở mỗi cấp độ hoặc công việc có mục đích của cấp độ đó hoặc công việc đó.

Ví dụ: mục đích của mô hình sản xuất VietGAP nhằm giới thiệu mở rộng mô hình sản xuất tăng thu nhập cho nông dân;

Còn mục đích của chương trình sản xuất VietGAP (lớn hơn, gồm nhiều mô hình) nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tham gia xây dựng nông thôn mới

Lưu ý: Thường các bạn hay viết: mục đích của mô hình là tham gia xây dựng nông thôn mới, cũng đúng nhưng nó đã nêu mục đích xa hơn và lớn hơn một cấp độ ở chương trình chứ không là ở xây dựng mô hình)

2. What : Cái gì? Được gì?

Cần phải nêu rõ các yêu cầu phải đạt được của KH là gì?

KH này làm cái gì (không nói là giới thiệu phát triển mô hình sản xuất tăng thu nhập vì đã nêu phần mục đích; nó phải cụ thể hơn những công việc phải làm để đạt mục đích trên).

Ví dụ: Tương ứng với các yêu cầu là các nội dung thực hiện:

-Tổ chức thực hiện mô hình sản xuất và tiêu thụ rau theo VietGAP có hiệu quả.

-Tổ chức hoạt động hợp tác học tập-sản xuất-tiêu thụ sản phẩm trong tổ nông dân thực hiện mô hình ổn định và phát triển.

-Tổ chức hoạt động tuyên truyền giới thiệu mô hình.

-Chọn lọc các nông dân nòng cốt để làm mạng lưới Cộng tác viên tuyên truyền viên ứng dụng khoa học kỹ thuật…

3. Who : Ai làm?

Giao đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp. Ai chỉ đạo trực tiếp (lãnh đạo)

4. Whom : Làm cho ai?

Đối tác là các hộ nông dân như thế nào? (về nhiệt tình ham thích ứng dụng cải tiến kỹ thuật để tăng thu nhập; về trình độ? về năng lực thực thi các hướng dẫn kỹ thuật? về điều kiện ruộng, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của mô hình …)

5. When : Khi nào?

Xác định thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các mốc thời gian chủ yếu trong lộ trình thực hiện.

6. Where : Ở đâu?

Địa điểm tổ chức thực hiện các hạng mục công việc trong toàn bộ KH

7. With : Với cái gì?

Đây nói vê phương tiện để thực hiện các hạng mục công việc (máy móc thiết bị, vật tư, phương tiện cần thiết…)

8. Wage : Tiền công?

Đây nói về dự toán kinh phí đủ và đúng cho các hạng mục công việc. Thường căn cứ vào mô tả lộ trình công việc; định mức kinh tế, kỹ thuật, các quy định chi tiêu của Nhà nước; các hướng dẫn tạm thời của đơn vị.

9. hoW : Làm như thế nào?

Đây thực ra là mô tả lộ trình thực hiện, bảng này tóm tắt các ý từ mục 2 trở đi cho từng hạng mục công việc để người lãnh đạo thuận tiện trong giám sát tiến độ thực hiện, chỉ đạo điều hành công việc.

10. aWard of Certificate : Cấp chứng nhận?

Nếu có thì đưa vào hoạt động nếu không thì thôi.

11. Put forWard : Đề xuất, kiến nghị?

Để hoàn thành thực hiện kế hoạch, 4 yếu tố cần kiến nghị là:

- Chủ trương (phê duyệt KH) liên quan Phòng Kế hoạch.

- Kinh phí và nguồn kinh phí (phê duyệt dự toán) liên quan Phòng Kế toán – Tài vụ.

- Nhân lực, phân công thực hiện (số lượng, năng lực, trình độ) liên quan phòng ban phối hợp cử cán bộ tham gia.

- Cơ sở vật tư kỹ thuật cần thiết (đã có cho sử dụng, chưa có cần trang bị mới…) liên quan đến Hành chính quản trị.

Tóm lại có 10-11 chữ W (10 cho dễ nhớ) cơ bản để xem xét một kế hoạch thực hiện chương trình hay công việc nào đó là:

Why/ What

Who/ Whom/ When/ Where/ With/ Wage/ hoW/ (aWard of Cer.)

Put forWard.

Một KH bao hàm 10 yếu tố cơ bản trên thì khi đọc sẽ hiểu rõ ràng công việc và tôi tin chắc rằng lãnh đạo sẽ không cần hỏi thêm, nếu có hỏi chắng qua sẽ hỏi xác suất thành công và cam kết thực hiện mà thôi.

Chúc các bạn nghiên cứu và vận dụng thành công nếu thấy cần thiết cho nhiệm vụ của mình./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,225,089
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây