Kỹ thuật trồng ngò rí trong mùa mưa và biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Ngò rí còn gọi là rau mùi. Một trong những loại rau gia vị phổ biến, được ăn thêm cùng với các loại rau và thức ăn khác, hoặc dùng trang trí lên món ăn làm tăng thêm phần hấp dẫn cho người ăn.

Ngoài ra, thân và lá còn được dùng để nấu nước gội đầu cho thơm.

Hạt có chứa tinh dầu dùng trong công nghiệp chế rượu và xà phòng thơm. Hơn nữa hạt ngò còn là dược liệu chữa bệnh sởi,..

Ở nước ta, cây ngò rí có thể trồng quanh năm, thuận lợi nhất trong vụ Đông xuân từ tháng 10,11 năm trước đến tháng 2, tháng 3 của năm sau.Tuy nhiên để có thu nhập cao từ cây ngò, người dân có thể trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 tháng 5 DL). Vào thời điểm này ngò có giá rất cao có lúc lên đến 60.000 đồng/kg.

Ngò rí tuy dễ trồng, ít bị sâu hại, nhưng rất mẫn cảm với phân bón và thuốc hóa học. Do đó gieo trồng trong mùa mưa thì bệnh hại thường tấn công, nhất là bệnh thối nhũn làm cây héo dần và chết, gây thiệt hại đến năng suất.

Bệnh do nấm Rhizoctonia sp gây ra . Bệnh phát sinh và gây hại ở phần tịếp giáp với thân gần mặt đất. Nơi bị bệnh hại xâm nhập có vết thâm đen, thân teo tóp , cổ rễ bị thối, trên đó có xuất hiện một lớp nấm màu trắng xám. Quan sát kỹ nơi bị bệnh có những hạch nấm dẹt, khi mới có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu nhạt rồi đậm dần.

Hạch nấm được phát hiện trong nguồn rơm rạ mà người dân thường dùng phủ lên mặt luống sau khi gieo hạt. Trong điều kiện thuận lợi các sợi nấm liên kết lại với nhau tạo thành hạch nấm, chúng tồn tại trong đất và sẽ nẩy mầm khi chúng được kích thích bởi dịch tiết ra từ cây ký chủ hoặc khi bón phân hữu cơ vào đất. Nấm Rhizoctonia sản sinh ra các enzym và độc tố thực vật. Các độc tố này giết chết mô chủ , khi phân hủy sẽ giải phóng chất hữu cơ làm nấm tiếp tục tăng trưởng.

Để phòng trị bệnh do nấm Rhizoctonia gây ra, khi gieo trồng cần lưu ý một số các biện pháp sau:

1/ Chọn hạt giống tốt.

Trước khi gieo, đem ngâm hạt trong nước ấm khoảng 35-37 0 C trong vòng 30 phút rồi trộn với tro bếp rồi đem gieo..

Lượng hạt gieo khoảng 1kg /1.000m2 đất.

2/ Làm đất:

Dọn sạch dư thừa thục vật.

Rải vôi khoảng 50 kg / 1000 m2 , xới xáo đất cho tơi xốp rồi lên luống cao 25-30 cm.

Bón lót phân chuồng được ủ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học theo lượng hướng dẫn khoảng 200 kg/1000 m2 .

3/ Bón phân thúc:

- Lần 1: Từ 7-10 ngày sau gieo (cây có khoảng 1-2 lá thật).

Pha loãng 5 kg urê + 5 kg super lân.

- Lần 2: Từ 17 – 20 ngày sau gieo.

Pha loãng 5 kg urê + 5 kg super lân

Sau đó phải tươi rửa bằng nuớc ngay

Chú ý :

- Ngưng bón phân trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày.

- Trong mùa mưa có thể giảm số lần tưới và cần làm giàn che để tránh lá bị dập.

4/ Dùng thuốc hóa học.

Khi phát hiện cây bị bệnh, ngưng việc bón phân. Thu dọn rơm rạ và cây bệnh ra khỏi luống trồng, sau đó phun thuốc trừ bệnh. Một trong những thuốc có hiệu quả để phòng trị bệnh do nấm hạch ( Rhizoctonia) là Validan 3 DD hoăc 5 DD hoặc Validamycin.

Liều sử dụng: Theo khuyến cáo ghi trên nhãn.

Lưu ý: Nên phun khi triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện, phun ướt đều nơi có vết bệnh.

- Tuân thủ theo 4 nguyên tắc đúng và đảm bảo thời gian cách ly để sản phẩm được an toàn./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,231,010
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây