Lễ phát động chương trình “Sử dụng công nghệ sinh thái (Ecological engineering) để quản lý dịch hại trên lúa”

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
Normal0falsefalsefalseMicrosoftInternetExplorer4st1:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Ngày 10/09/2010, tại Hội trường tỉnh Tiền Giang đã diễn ra buổi Lễ phát động Chương trình “Sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý dịch hại trên lúa”.

Đến tham dự có sự hiện diện của ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Văn Khang –Phó Chủ tịch tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục BVTV và đại diện các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực BVTV và khuyến nông của các tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn có sự hiện diện của các giáo sư, tiến sĩ và các nhà nghiên cứu của các viện, trường, đặc biệt có sự hiện diện của các chuyên gia đến từ Viện lúa quốc tế IRRI.

Tại buổi lễ, ông Hồ Văn Chiến – Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam đã giới thiệu sơ lược về khái niệm công nghệ sinh thái, nghĩa là thiết kế lại hệ thống ruộng lúa sao cho đa dạng hóa về hệ thống động, thực vật. Từ đó tạo được chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái ruộng lúa, qua đó giữ cho mật số dịch hại ở mức thấp nhất không gây ra sự mất mát năng suất mà cũng không cần phải xử lý thuốc trừ sâu.

Trồng các loài hoa có phấn hoa và mật hoa trên bờ ruộng nhằm cung cấp nguồn năng lượng cho các loài thiên địch trong quá trình sinh sản, do đó sẽ thu hút chúng đến ăn và cư ngụ. Công việc này được hiểu như kiến thiết lại đồng ruộng, đảm bảo được môi trường tự nhiên nên còn gọi là “công nghệ sinh thái”.

Một số loài hoa có mật và hương thơm thu hút côn trùng thiên địch như hoa cúc mặt trời, xuyến chi, cẩm tú, trâm ổi, đậu bắp, mè,… với đặc điểm dễ trồng, không che rợp lúa và ra hoa quanh năm.

Công nghệ sinh thái cũng có thể hiểu là việc kết hợp thực hiện giữa ứng dụng chương trình 3 giảm 3 tăng hay 1 phải 5 giảm với quản lý rầy nâu qua hệ thống bẫy đèn, trồng hoa có mật quanh bờ ruộng và thực hiện theo IPM cộng đồng nhằm giảm thấp nhất số lần phun thuốc trừ sâu bệnh và kiến thiết lại sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Ông Chiến cũng nêu lên các mô hình đã ứng dụng thành công trong quản lý dịch hại bằng công nghệ sinh thái tại 2 huyện Cái Bè (với 36 nông dân tự nguyện tham gia trên diện tích mô hình 30 ha) và huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang (39 nông dân trên diện tích 34,6 ha).

Ngoài ra công nghệ này cũng đang được ứng dụng tại tỉnh An Giang (5 ha tại Thoại Giang – Thoại Sơn và 3 ha tại Bình Hòa – Châu Thành) vì đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng “công nghệ sinh thái” này (thu hút ong mật và ong ký sinh đến bảo vệ ruộng lúa, giảm chi phí thuốc trừ sâu và tăng thêm lợi nhuận cho người dân).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Bá Bổng khẳng định sẽ chỉ đạo mở rộng mô hình trên toàn khu vực và lan dần ra cả nước, đồng thời đề nghị nên có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Viện lúa quốc tế IRRI nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình hiệu quả và dễ áp dụng hơn cho từng khu vực trồng lúa.

Ông Bổng cũng đã trao biểu tượng “công nghệ sinh thái” cho tỉnh Tiền Giang, đơn vị đi đầu trong việc áp dụng mô hình “Ruộng có hoa cho 3 lợi ích” này với hy vọng mô hình ngày càng được nhân rộng và gầy dựng lại môi trường đồng ruộng bền vững./.
 
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng trao danh hiệu “Công nghệ sinh thái” cho ông Nguyễn Văn Khang – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,712,863
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây