LỢI ÍCH CỦA TỰ KIỂM TRA KIỂM DỊCH THỰC VẬT KHO NÔNG SẢN

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn của cả nước, là đầu mối xuất nhập hàng hóa. Trong đó có rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa nông sản, để sản xuất kinh doanh như: Các kho chứa nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc (các loại bã mì, bắp, bột đậu nành, cám…); sản xuất lương thực cho con người (gạo, malt, lúa mì…); nguyên liệu làm hàng xuất khẩu (đậu phộng)….,
 
Hàng hóa lưu trữ trong kho chưa đúng quy cách là một trong những nguyên nhân dịch hại có điều kiện phát sinh phát triển
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Với khối lượng lưu trữ lớn trên 1000 tấn như: Lúa mì, malt, gạo . . . . nhiều chủng loại nông sản trong cùng một kho lưu trữ như thức ăn gia súc (bắp, khoai mì, bã đậu các lọai,bột sò, bột cá…), đa số nguyên liệu thức ăn gia súc lưu trữ thời gian lâu thường khoảng trên 03 tháng, một số các đơn vị làm hàng xuất khẩu (đậu phộng) lưu trữ nguyên liệu để làm cho cả năm vì nông dân sản xuất theo thời vụ. Với hiện trạng lưu trữ nêu trên, dịch hại phát sinh trong kho lưu trữ là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy để bảo quản hàng hóa lưu trữ trong kho các đơn vị cần phải tự bảo quản về nhiều mặt vệ sinh, đảo hàng… nhưng cần quan tâm hơn cả là tự kiểm tra thường xuyên để có thể đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa trong quá trình lưu trữ nói chung và về lĩnh vực kiểm dịch nói riêng. Nếu các doanh nghiệp thực hiện tự kiểm tra kiểm dịch thực vật và đúng yêu cầu lưu trữ sẽ có nhiều lợi ích như sau:

+ Kịp thời phát hiện đối tượng Kiểm dịch thực vật (KDTV) xuất hiện trong kho lưu trữ, có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan thành dịch.

+ Kiểm tra được thành phần dịch hại trong kho như: Sâu mọt hại kho, nấm mốc, chim, chuột… Là những đối tượng phá hại nguyên liệu cần phải diệt trừ.

+ Khi dịch hại trong kho giảm trong quá trình tự kiểm tra thì số lượng tiêu hao nông sản do dịch hại gây ra sẽ giảm theo tương ứng (số này theo thống kê của tổ chức lương nông thể giới thế giới là khoảng 10% lưu trữ sau thu hoạch.

+ Chất lượng nguyên liệu nông sản được đảm bảo. Vì khi có sự hiện diện của các loài dịch hại sẽ tạo mùi hôi do chất thải của sâu mọt, chim, chuột, nấm mốc… làm hư hỏng sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng và nếu nhiều có thể gây ra dịch bệnh cho con người.

+ Sắp xếp nguyên liệu gọn gàng, sẽ dễ dàng vệ sinh, xử lý thuốc phòng chống côn trùng hại kho, dễ dàng phát hiện được dịch hại và khi gặp sự cố cũng dễ dàng cho quá trình xử lý.

+ Nếu công tác tự kiểm tra được lãnh đạo đơn vị quan tâm duy trì thường xuyên sẽ giảm chi phí phòng trừ sinh vật hại trên nông sản lưu trữ của đơn vị, giảm hao hụt về khối lượng do dịch hại ăn để duy trì hoạt động gây ra, đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu trữ, giảm công lao động cho công tác vệ sinh, giảm thời gian khi thực hiện biện pháp phòng trừ nhất là khi phải xử lý khử trùng (chi phí khử trùng hiện nay không nhỏ).

Với những kinh nghiệm về việc tự kiểm tra nêu trên sẽ giúp các doanh nghiệp có lưu trữ nông sản trong kho thực hiện thường xuyên như một tiêu chí của đơn vị sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho đơn vị về kinh phí lẫn tinh thần trách nhiệm của người quản lý hàng hóa nông sản lưu trữ./.

Hàng hóa lưu trữ được sắp xếp nhưng chưa đúng
quy cách

Hàng hóa lưu trữ được sắp xếp theo đúng quy cách

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,862,298
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây