Mô hình kỹ thuật sản xuất cây ớt (Dự án phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi theo thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tập đoàn Chinfon)

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Cây ớt là loại cây trồng cho sản phẩm làm gia vị, ăn tươi hoặc chế biến phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao. Để đáp ứng nhu cầu đó đỏi hỏi phải có những kỹ thuật sản xuất nhằm tăng năng suất sản lượng.

Nhằm nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm an toàn, nâng cao năng lực nông dân trong sản xuất, tiêu thụ và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái bền vững. Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Viện KHKT nông nghiệp miền Nam và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp cơ sở phía Nam (gọi tắt là Viện Chính sách) triển khai thí điểm mô hình tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Mô hình thử nghiệm quy trình bón phân và một số chất dinh dưỡng khác đối với cây ớt. Gồm 2 công thức: công thức bón phân của dự án và công thức đối chứng theo kinh nghiệm của gia đình. Giữa 2 công thức có sự khác biệt về thời gian và số lần bón phân. Theo kinh nghiệm của gia đình thời gian bón phân cuối cùng vào thời điểm 26 ngày sau trồng và được chia ra làm 2 lần bón. Trong khi đó theo công thức bón phân của Dự án số lần bón được chia làm nhiều lần (6 lần) và thời gian bón phân cuối cùng vào thời điểm 90 ngày sau trồng nhằm tận dụng tối đa khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây ớt. Ngoài ra trong mô hình còn bổ sung phân bón lá EM, canxi, vi lượng Bo vào các giai đoạn: 14, 21, 30, 40, 50, 60 và 90 NST. Và tưới chất phân giải lân và phân vi sinh từ chế phẩm gốc rạ vào các thời kỳ khi bón lót, 28 và 38 NST. Phun thuốc sát trùng 3 lần vào các ngày 24, 40 và 62 sau trồng.

Với việc sản xuất cây ớt theo hướng dẫn của CBKT: ở khu mô hình thử nghiệm tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ớt tốt hơn, cây cho nhiều hoa, nhiều trái hơn khu đối chứng. Số lứa thu hoạch ở mô hình và đối chứng là bằng nhau (6 lứa), hiện đang còn có thể thu hoạch trái gần 2 tháng nữa. Năng suất ở mô hình cao hơn đối chứng 129 kg/ 1.000m2 tương đương tăng 15,1%. Sau khi trừ chi phí và tiền công lao động thì lợi nhuận ở mô hình là 1.240.000 đồng, trong khi đó ở phần diện tích đối chứng chỉ gần 90.000 đồng. Như vậy lợi nhuận tăng 1.150.000 đồng/ 1.000m2 (tăng 77%).

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Ngô Quang Vinh (Viện KHKT NN miền Nam) với công thức bón phân theo Dự án chỉ thích hợp cho mùa nắng và cần phải cân nhắc vào mùa mưa. Trong mùa mưa cần phải chú ý thời tiết và linh động áp dụng kinh nghiệm của mình trong quá trình bón phân để tránh hiện tượng cây ớt bị thối trái.

Đại diện cho chính quyền địa phương, Ông Phạm Phú Cường – Phó Chủ tịch UBND xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) đã đánh giá việc sản xuất cây ớt theo mô hình của Dự án cho thấy có hiệu quả cao về năng suất và đã đề nghị Hội nông dân xã tổ chức giới thiệu áp dụng mô hình này cho bà con gieo trồng, hỗ trợ bà con trong việc vay vốn và tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm./.
 

Lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật và nông dân tham quan mô hình
 
Ứng dụng bẫy dính, bẫy dẫn dụ côn trùng trong mô hình sản xuất cây ớt
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,898,784
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây