Nguy cơ tái bùng phát bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Theo Trung tâm BVTV phía Nam (Cục BVTV, Bộ NN-PTNT), qua 3 tháng đầu năm 2018, tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ghi nhận có đến 5.514ha lúa đông xuân (ĐX) bị nhiễm bệnh VL-LXL, với tỷ lệ phổ biến từ 30 - 70%, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ. Tại các địa phương như: Hồng Dân (Bạc Liêu), Ngã Năm (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Gò Quao (Kiên Giang) đã xuất hiện ổ dịch bệnh VL-LXL với diện tích tương đối lớn.

Cụ thể, chỉ riêng 2 xã Vĩnh Tuy và Vĩnh Thắng của huyện Gò Quao, đã có tới 515,6/738ha lúa ĐX bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất. Chi cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang cho biết, những ruộng lúa này có biểu hiện triệu chứng bệnh VL-LXL với tỷ lệ rất cao, chiếm tỷ lệ khoảng 72,4 - 82,6%. Cây lúa có biểu hiện phát triển không đồng đều, có nhiều chồi đâm ra từ đốt thân; bông lúa bị nghẹn, không trổ thoát ra bẹ lá cờ; nếu trổ được thì bị lem lép, gây ảnh hưởng xấu tới năng suất.

Theo nhận định của Trung tâm BVTV phía Nam, nguy cơ diện tích lúa nhiễm bệnh nguy hiểm VL-LXL sẽ còn tăng trong vụ lúa HT đang xuống giống, cũng như những vụ lúa tiếp theo nếu không có giải pháp phòng trị căn cơ. Nguyên nhân do thời gian cách ly giữa các vụ lúa rất ngắn, thậm chí có nơi nông dân sản xuất gối vụ (chỗ cắt – chỗ sạ), gieo sạ ngoài khung thời vụ khuyến cáo, làm cầu nối cho dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Tại buổi tọa đàm tìm giải pháp quản lý hiệu quả rầy nâu và bệnh VL-LXL trên vụ lúa HT 2018 và những vụ tiếp theo vừa được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, lãnh đạo Cục BVTV yêu cầu ngành nông nghiệp các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang..., nhất là khu vực giáp ranh, phải thống nhất chung về lịch thời vụ xuống giống né rầy, đồng thời tổ chức tập huấn cho nông dân về giải pháp xử lý rơm rạ, đất, thời gian cách ly trước khi xuống giống.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp các địa phương sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mức độ nguy hại của bệnh VL-LXL và kết hợp vận động người dân xuống giống các vụ lúa đồng loạt theo lịch né rầy của ngành nông nghiệp tỉnh. Thường xuyên theo dõi mật số rầy nâu trong bẫy đèn và gửi mẫu rầy đi phân tích Elisa. Nếu phát hiện khu vực nào có rầy nâu mang mầm bệnh VL-LXL sẽ tiến hành thực hiện các giải pháp phòng trị kịp thời. Hướng xa hơn sẽ tiến hành khảo nghiệm và đưa ra thị trường những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu và bệnh VL-LXL. Vận động người dân sản xuất 2 vụ lúa/năm nhằm cách ly mầm bệnh được tốt nhất…

Ngoài bệnh VL-LXL thì dịch muỗi hành cũng đang bùng phát và gây ở một số đị phương. Tại Kiên Giang, trong cuộc họp triển khai kế hoạch SX vụ lúa HT 2018, ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang cho biết, nhiều nơi nông dân tiến hành gieo sạ sớm, ngoài lịch thời vụ khuyến cáo, đã bị dịch muỗi hành gây thiệt hại nặng, có nơi phải trục bỏ gieo sạ lại. Cụ thể, một số xã của huyện Hòn Đất, như: Mỹ Hiệp Sơn có 1.300 bị muỗi hành gây hại với tỷ lệ từ 30 - 70%; Mỹ Thái có 400ha bị thiệt hại trên 70%; Kiên Bình có 45ha thiệt hại 100% phải gieo sạ lại...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,328,759
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây