Diện tích trồng lúa của ba quận Thủ Đức, 9, 2 giảm dần do quá trình đô thị hoá. Diện tích còn lại (92,8 ha) nông dân vẫn tiếp tục sản xuất từ 1-3 vụ trong năm. Là vùng không trọng điểm lúa nên việc phòng trừ sinh vật hại gặp nhiều khó khăn vì đất trồng lúa không liền thửa và sản xuất xen lẫn trong khu dân cư, cây trồng khác.
Rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã bộc phát và gây hại nặng trên diện rộng từ năm 2006 đến nay. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, các năm qua công tác chống dịch đã được Ban Chỉ đạo các cấp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, Đoàn thể do vậy thiệt hại do rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá giảm từ 70% diện dích lúa nhiễm bệnh VL-LXL (năm 2006), Từ năm 2007 đến nay diện lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không đáng kể.
Trong vụ Mùa năm 2009, nông dân đã áp dụng gieo sạ né rầy và phòng trừ rầy nâu theo nguyên tắc 4 đúng. Có > 70% nông dân quận 2 áp dụng biện pháp gieo sạ né rầy, mạ và lúa phát triển tốt, mật độ rầy nâu không đáng kể. Quận 9 có 60% nông dân đã áp dụng biện pháp gieo sạ né rầy nhờ vậy mà mật độ rầy và tỷ lệ lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không đáng kể.
Tuy vậy để rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá không tái phát và gây hại năng trên diện rộng đề nghị Ngành nông nghiệp Thành phố một số vấn đề như sau:
* Tăng cường hướng dẫn biện pháp gieo sạ “né rầy”, phòng trừ rầy nâu qua các thời điểm phù hợp.
* Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sinh vật hại nhất là rầy nâu và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trên đồng theo 4 đúng.
Tập huấn phòng trừ rầy nâu tại
phường Thạnh Mỹ Lợi, Q2 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn