Phòng trừ sinh vật hại trên đồng ruộng bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp – IPM

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Thực hiện chủ trương chuyển đổi dần diện tích trồng lúa năng suất thấp sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, vì vậy diện tích trồng lúa đang giảm dần chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như cây rau, cây hoa….

Cùng với việc tăng diện tích gieo trồng và hình thành nên những vùng chuyên canh rau tập thì sinh vật hại ngày càng phát sinh, phát triển và khó phòng trị. Để hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, đa số nông dân thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng mục đích hay không đúng kỹ thuật sẽ gây tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thuốc BVTV rất cao. Ngoài ra, với tình trạng dùng thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện, không theo sự quản lý của các cơ quan chuyên môn thì sẽ gây độc cho bản thân người phun thuốc, môi trường xung quanh vùng phun thuốc và cho chính những người sử dụng nông sản làm thực phẩm.

Nhằm giúp bà con nông dân sản xuất rau đạt năng suất, hiệu quả và có sản phẩm an toàn, bà con nông dân có thể áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp hay còn gọi là IPM (Intergrate Pest Managerment) như sau:

1. Thời vụ:

Thời vụ gieo trồng cần phải theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông.
Bố trí công thức luân canh cây trồng hợp lý và nên luân canh với cây khác họ như lứa rau thứ nhất trồng các loại rau ăn lá, ăn bông (cải ..), lứa rau thứ hai trồng đậu và lứa rau thứ ba trồng dưa để luân canh và tận dụng chà le, màng phủ…

2. Vệ sinh đồng ruộng:

Loại bỏ các cây (hoặc các phần cây) bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng, thu gom tập trung và và xử lý sẽ giúp ngắn ngừa sự lan truyền của các tác nhân gây bệnh tới các cây khỏe.

- Xử lý đất, phơi ải, ngâm ruộng để diệt mầm bệnh và nhộng, sâu ở trong đất.

- Tỉa bỏ lá già, sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong ruộng rau để tạo sự thông thoáng.

3. Giống - kỹ thuật trồng :

- Chọn giống có thời vụ gieo trồng quanh năm, chống chịu sâu bệnh, sạch bệnh, không lép lửng và được thị trường ưa chuộng.

- Gieo ươm cây con bằng khay, bầu để tạo cây con khỏe mạnh và rút ngắn thời gian hiện diện cây trên đồng ruộng để giảm áp lực sâu bệnh trong thời điểm thu hoạch và gần cuối vụ.

- Mật độ trồng nên theo đúng khuyến cáo ghi trên bao bì không trồng dày vừa tốn giống, vừa làm tăng số lượng côn trùng gây hại nhưng nếu quá thưa sẽ lãng phí đất và làm tăng chi phí tưới nước, phòng trừ cỏ dại.

4. Quản lý nước:

- Biện pháp quan trọng nhất là đảm bảo thoát nước để giữ cho đất quanh rễ không bị úng nước nhằm ngăn ngừa thối rễ là trồng cây trên luống đã được tôn cao có thể cũng giúp làm giảm độ ẩm của đất. Nếu đất quá ẩm hãy đào rãnh sâu hơn độ sâu của bộ rễ để giúp cho việc thoát nước được dễ dàng hơn.

- Giữ cho tán lá được khô cũng rất quan trọng vì các vật liệu nhiễm bệnh hoặc dịch khuẩn của các tác nhân gây bệnh có trong nước sẽ lan truyền từ lá cây nhiễm bệnh tới lá cây khỏe qua các gọi nước và các nấm gây bệnh cần nước để nảy mầm và xâm nhập vào lá.

- Tưới phun mưa sẽ rửa trôi sâu non khỏi lá và bị dìm chết. Ngăn cản trưởng thành giao phối, đẻ trứng thì tưới phun mưa vào buổi chiều (sâu tơ) hoặc vào khoảng 22 giờ (sâu đục trái đậu)…. Tuy nhiên nếu bệnh hại xuất hiện trên ruộng việc tưới phun mưa se giúp bệnh lan truyền dễ hơn theo những giợt nước bắn đi khi tưới..

5. Phân bón:

- Phân hữu cơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế các loại bệnh do nấm trong đất gây ra. Phân hữu cơ cung cấp lượng vi sinh vật đất có nhiệm vụ “đệm” hay điều hoà vi sinh vật đất. Trong nhiều trường hợp các vi sinh vật đối kháng như nấm Trichoderma, giữ vai trò cạnh tranh với vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ trong đất vô trùng thì bệnh hại trong đất phát triển nhanh hơn so với đất tự nhiên.

Vì vậy việc tận dụng những phế phẩm nông nghiệp, chất thải gia súc làm phần hữu cơ ủ hoại mục để bón lót cho cây vừa cải tạo độ màu mỡ của đất, giảm chi phí sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm ô trường.

- Bón phân đủ liều lượng, tỷ lệ N-P-K , thời gian bón thích hợp cho từng loại cây trồng, đất, mùa vụ và không được bón N trước thu hoạch 10 ngày.

6. Phòng trừ sinh vật hại xuất hiện trên đồng ruộng:

- Xen canh có nghĩa là trồng cùng lúc hai hoặc nhiều hơn hai cây trên cùng một ruộng (còn gọi là trồng hỗn hợp hay trồng nhiều loại cây) để hạn chế sự truyền lan từ cây này sang cây khác hoặc sâu hại khó tìm ra cây chủ và một số cây trồng xen bài tiết ra các hoá chất hoặc mùi khó chịu ngăn ngừa các xôn trùng xâm nhập.

- Sử dụng các loại bẫy bả như bẫy chua ngọt, bẫy dính, bẫy pheromone để bắt côn trùng trưởng thành.

- Dùng lưới chắn côn trùng và s ử dụng màng phủ đất để hạn chế cỏ dại và một số dịch bệnh trong đất.

- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm phát (khi nấm mới xâm nhiễm) và sâu còn nhỏ (sâu tuổi 1 đến tuổi 3).

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và cần phải theo nguyên tắc 4 đúng đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách theo hướng dẫn của Trạm BVTV trên địa bàn./.
 
 
 

CBKT báo cáo phân tích hệ sinh thái đồng ruộng


Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: phủ bạt, trồng hoa thu hút thiên địch


 

Bẫy hầm                        Bẫy dính côn trùng


Bẫy đèn quạt hút  



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,909,052
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây