RAU NGÓT, THUỐC QUÝ CHỮA NHIỀU BỆNH

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt bùi. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
 
 
Rau ngót có tác dụng chữa nhiều bệnh

Rau ngót, còn gọi nhiều tên như bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc), tên
khoa học Sauropus androgynus (L) Merr, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae (tên rau ngót
trước đây được xác định là Phyllanthus elegans Wall, hiện nay tên này được dùng cho cây rau sắng Phyllanthus elegans L. thuộc cùng họ. Nhưng gần đây nhất, trong quyển Arbers foresties du Viet Nam, tome V, 198 tr. 147, hình 73, rau sắng lại được xác định là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Opiliaceae).

Là cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay, là cây rau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày.

Thành phần hoá học: Hoạt chất làm thuốc chưa rõ. Chỉ mới biết trong rau ngót có 5.3% protit, 3.4% gluxit, 2.4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64.5mg%), vitaminC (185mg%). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết trong 100g rau ngót có 0.16g lysin, 0.13g metionin, 0.05g tryptophan, 0.25g phenylalanin, 0.34g treonin, 0.017g valin, 0.24g leuxin và 0.17 izoleuxin. Trong cây rau sắng rất gần với rau ngót có hàm lượng protit cao hơn (6,5%), trong đó thành phần axit amin cần thiết trong 100g rau có 0.23g lysin, 0.19g metiomin, 0.08g tryptophan, 0.25g phenylalanin, 0.45g treonin, 0.22g valin, 0.26g leuxin, 0.23g iaoleuxin.

Ngoài sử dụng để nấu canh với thịt nạc băm rất bổ dưỡng, rau ngót còn là vị thuốc chữa trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là lá của cây rau ngót. Hái lá tươi dùng ngay. Thường chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc. Trong rau ngót có đạm (có tới 20 loại acid amine), chất béo, đường, kali, sắt, mangan, đồng, beta-caroten, vitamin C, B1, B2. Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao. Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt bùi. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên.

Dưới đây là cách dùng rau ngọt trị bệnh

* Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người thể
hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.

* Chữa tưa lưỡi trẻ nhỏ: Giã nát rau ngót tươi độ 5- 15g, vắt lấy nước uống. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được. Hay trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong. Hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng thoa lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ.

* Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: Cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi. Hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay (đơn thuốc này chữa chậm kinh cũng có kết quả).

* Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả...

* Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.

* Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn ăn 5- 7 ngày liền.

* Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt vào lỗ mũi bị chảy máu.

* Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: Uống nước rau ngót sống....

 

(BS. Hoàng Xuân Đại – Báo Nông Nghiệp)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,861,203
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây