“Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
Biên soạn: KS. Nguyễn Thị Lệ Thoa
Hiệu chỉnh: BBT Nguyễn Văn Đức Tiến
Trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ ngày 15/4/2011 đến ngày 15/5/2011 với chủ đề “Sản xuất – kinh doanh – sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm”, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức các hoạt động cụ thể như sau:

(1) Tổ chức một đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn thực phẩm; cung cấp các kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến rau, quả đến các cấp chính quyền địa phương và toàn thể xã hội;

(2) Tổ chức các thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; thanh tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì công tác giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tối đa ngộ độc do ăn rau, quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đối tượng được thanh kiểm tra là nông dân trồng rau đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, quả đóng trên địa bàn Thành phố;

(3) Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cấp Giấy chứng nhận chuyên môn sản xuất rau an toàn cho người trồng rau, kết hợp ký Bản cam kết với Ủy ban nhân dân xã (phường) và Chi cục BVTV về thực hiện đúng các quy định về sử dụng thuốc BVTV.

Từ khi thực hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày 15-4-1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quản lý tồn dư độc chất trong rau, quả tươi (trước mắt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật), trong 5 năm qua (2006-2010) đã đạt kết quả như sau:

- Bộ máy và nhân sự quản lý an toàn thực phẩm đã hình thành và đi vào ổn định.

- Trên diện rộng, mức độ an toàn của sản phẩm rau, quả tại cả 3 khu vực sản xuất, sơ chế - đóng gói và chợ đầu mối nông sản thực phẩm (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) đã được nâng cao đáng kể (tại các chợ đầu mối tỷ lệ mẫu rau dương tính về dư lượng thuốc BVTV đã giảm từ 1,6% còn 0,8%; tại khu vực sản xuất từ 1,73 % còn 1,4% và tại khu vực sơ chế, kinh doanh rau từ 2,75% còn 2,6%).

- Không còn những vụ ngộ độc thực phẩm do ăn rau, quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn tối đa cho phép.

- Trước đây sản phẩm rau an toàn chỉ được bán tại rất ít cửa hàng (và giá khá đắt). Ngày nay muốn tìm các loại rau an toàn thì không khó. Tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh rau an toàn hầu hết các sản phẩm này được trồng tại Thành phố và các tỉnh lân cận được kiểm soát đầu vào khi tiếp nhận sản phẩm, từ đó người tiêu dùng an tâm hơn khi mua rau tại đây. Đặc biệt gần đây, một số mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do các doanh nhân gắn kết thành công sản xuất chế biến với thị trường tiêu thụ góp phần quảng bá và nâng cao uy tín cho rau an toàn Thành phố.

Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh việc kiểm soát khoảng 5.000 hộ nông dân trồng rau khoảng 150 cơ sở sản xuất, sơ chế đóng gói- kinh doanh rau và hơn 1.000 ô/vựa kinh doanh rau, quả tại 3 chợ đầu mối kinh doanh nông sản thực phẩm còn nhiều khó khăn và trở ngại:

- Rau quả được phân loại và sơ chế hàng ngày tại chợ đầu mối do vậy rất khó truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.

- Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức của số đông nông dân về an toàn thực phẩm còn chưa cao. Việc ghi chép quá trình sản xuất, lưu giữ chứng từ mua, bán vật tư, sản phẩm,...còn rất khó khăn với người sản xuất.

- Thói quen mua bán tự do còn phổ biến, trong khi các kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn còn yếu. Chưa tập hợp hệ thống thương nhân tham gia trong chuỗi sản phẩm để điều chỉnh vì hiện tại đây là lực lượng tiêu thụ trên 90% sản lượng rau.

- Hàng hóa được các thương nhân gửi vào chợ chủ yếu là ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 03 giờ sáng).

Do vậy, để giảm nguy cơ dẫn đến nguy cơ ngộ độc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ngoài sự nỗ lực của Chi cục Bảo vệ thực vật, cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các sở, ngành liên quan, của Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường xã, thị trấn và đặc biệt là của người tiêu dùng trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau, quả tươi.
 

Thanh tra sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng

 
 

Tập huấn cấp Giấy chứng nhận chuyên môn sản xuất
rau an toàn
Rau quả được phân loại và sơ chế ngay tại chợ đầu mối
do vậy rất khó truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo
 
Hãy lựa chọn mua thực phẩm tại những cơ sở sản xuất
kinh doanh có uy tín và sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng
 

THÔNG ĐIỆP THÁNG HÀNH ĐỘNG NĂM 2011

(1) Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, các tổ chức, các cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

(2) Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần thực hiện tốt những quy định pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

(3) Mỗi người tiêu dùng hãy biết cách lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bạn.

(4) Mỗi người dân hãy là một giám sát viên (an toàn vệ sinh thực phẩm), phát hiện, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo sản phẩm./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,226,376
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây