Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức Tiến
Chi cục trưởng Chi cục BVTV Thành phố Hồ Chí Minh
1.Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Theo định nghĩa chung nhất và thống nhất trong văn bản pháp luật, thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Thông thường, thuốc BVTV được tổng hợp từ các hóa chất, hầu hết hoạt chất và chất phụ gia đều là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên sử dụng thuốc BVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi và môi trường.
Để phòng trị sinh vật hại cây trồng có nhiều biện pháp, trong đó biện pháp hóa học được sử dụng rộng rãi. Ở thập niên 60, trên thế giới tiến hành cách mạng xanh (tăng năng suất cây trồng trong nông nghiệp) rất thành công là có sự góp phần của thuốc BVTV.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp hiện đại luôn gắn liền với việc sử dụng các phương tiện hoá học và sinh học trong sản xuất, bảo quản và chế biến, trong đó có các hoá chất phòng trừ dịch hại. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) hàng năm, thiệt hại mùa màng do sâu, bệnh gây ra trung bình mất khoảng 20 - 30% tổng sản lượng. Việc sử dụng các hoá chất BVTV đã trở thành một trong những phương tiện kinh tế nhất trong công tác phòng trừ dịch hại và bảo quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, ngành hóa chất BVTV trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng và trở thành lĩnh vực không thể thiếu trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nước nông nghiệp với diện tích canh tác lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi, chủng loại cây trồng phong phú nên dịch hại phát triển đa dạng và quanh năm. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các thuốc BVTV là rất cần thiết. Thực tế số lượng và chủng loại thuốc BVTV liên tục tăng trong những năm qua ở nước ta đã chứng minh điều đó.
2.Quản lý thuốc BVTV
Do tính độc đa dạng của thuốc nên loại hàng hóa này trên thế giới được xem là sản phẩm kinh doanh có điều kiện và được Nhà nước quản lý hoạt động khảo nghiệm, đăng ký, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu trữ, vận chuyển, quảng cáo và tiêu hủy.
Trãi qua nhiều năm kinh nghiệm quản lý điều hành thuốc BVTV phục vụ sản xuất và chống dịch hại cây trồng, cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp trong nước, Nhà nước đã bổ sung chỉnh sữa hầu hết các văn bản quản lý liên quan để đến nay hai văn bản quan trọng là Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 1 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT được các cấp quản lý nhà nước áp dụng để quản lý hoạt động liên quan đến thuốc BVTV tại địa phương mình.
Pa nô tuyên truyền
Tuy có quy định về sử dụng thuốc BVTV nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đa số nông dân trình độ thấp lại trực tiếp sử dụng thuốc BVTV, một loại thuốc có độc tính cao có thể gây tử vong cho người, chết động vật, hủy hoại môi trường thủy sinh…Điều này có nghĩa là mặc dù có quy định nghiêm cấm cần thiết về sử dụng thuốc nhưng cũng cần phải giáo dục tuyên tuyền qua nhiều thế hệ nông dân nhận thức được sự nguy hiểm của việc dùng dao hai lưỡi, tác dụng hai mặt của việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại cây trồng. Quá trình này không phải ngày một ngày hai mà phải là một quá trình lâu dài qua nhiều thế hệ cùng với hệ thống các công cụ thông tin truyền thông thật hiệu quả đồng hành với việc giáo dục nhận thức người nông dân.
Kênh thông tin truyền thông mà Thành phố áp dụng là hệ thống panô truyên truyền được cải tiến và tăng số lượng đến 60 cái tại các vùng sản xuất, sổ tay nhận biết và xử lý sâu bệnh hại trên cây trồng, sổ tay sử dụng thuốc an toàn hiệu quả, chuyên mục hàng tuần trên Đài truyền hình, trên báo, các brochure quảng cáo …
3.Mua bán thuốc tận đồng ruộng
Việc cần xử lý sâu bệnh, cỏ dại gây hại cây trồng thì đến cửa hàng thuốc BVTV gần nhất, mô tả sâu bệnh hại để được hướng dẫn mua và sử dụng chính xác có hiệu quả là lẻ đương nhiên. Tuy nhiên trong thực tế có các rào cản phát sinh mà người dân khó đạt được ngưỡng hiệu quả tối đa trong khi mua thuốc từ các cửa hàng:
-Nhận diện sâu bệnh hại của nông dân còn hạn chế không chính xác làm mô tả thông tin sai lệch, bán thuốc không đúng loại.
-Nhân viên của hàng thiếu thông tin cập nhật tình hình sâu bệnh trong vùng ngay tại thời điểm bán thuốc sẽ làm sự sai lệch này lớn hơn
-Sự khuyến mãi của các công ty thuốc làm áp lực cho cửa hàng muốn bán những loại có chính sách khuyến mãi cao làm sai lệch chủng loại thuốc có hiệu quả hơn.
-Cửa hàng luôn có tâm lý giới thiệu thuốc sử dụng kèm làm cho người dân có nhiều chọn lựa, đôi khi những chọn lựa đó lại không cần thiết.
-Tình trạng một số người kinh doanh dạo đã mang thuốc BVTV ra tận đồng ruộng có sâu bệnh hại để tiếp thị, quảng cáo, bán thuốc sai quy định nhưng lại được nông dân tiếp tay do quá ư là tiện lợi. Sự tiện lợi này chính là đồng lõa cho việc mua bán trái phép thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, nguy cơ hàng gian hàng giả là rất lớn, dẫn đến tiền mất nhưng tật vẫn mang. (Hình kiểm tra sử dụng thuốc)
Kiểm tra sử dụng thuốc ngoài đồng ruộng
4. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV
Việc hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng là trách nhiệm của CB khuyến nông (KN) BVTV và việc kiểm tra giám sát nông dân sử dụng thuốc là trách nhiệm của CB Thanh tra chuyên ngành BVTV và chính quyền địa phương. Qua kiểm tra để thấy việc sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân cần được cải thiện gì để được an tòan hơn, từ đó CB khuyến nông mới tập trung tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc có hiệu quả tại các vùng trọng điểm. Đồng thời qua kiểm tra xử phạt có tác động rất lớn để chuyển biến nhận thức của người nông dân từ bắt buộc (do có kiểm tra) đến nhận thức tự giác (quen đần, không cần phải có kiểm tra).
Hàng năm Chi cục BVTV phối hợp với UBND các Quận Huyện ra quyết định thành lập nhiều đoàn công tác kiểm tra sử dụng thuốc BVTV đồng thời tại các địa bàn huyện với tần suất kiểm tra hàng tháng. Từ việc tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV nhiều năm qua và đã thực hiện xử phạt nhiều trường hợp hộ nông dân sai phạm trong sử dụng thuốc. Giảm và hết hẳn tình trạng sử dụng dầu nhớt xử lý côn trùng gây hại rau muống nước, sử dụng thuốc không nhãn hiệu, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến ruộng khác sắp thu hoạch…(trong năm qua chỉ có 3 trường hợp vi phạm sử dụng thuốc)
5.Việc sử dụng thuốc BVTV trong nông dân
Theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm: 35 -17,8 %, trong đó: không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0 - 8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24 - 14,34 %; sử dụng thuốc cấm: 0,19 - 0,0 % ; thuốc ngoài danh mục: 2,17 -0,52 %. (báo cáo của Bùi Sĩ Doanh, Cục BVTV)
Đến nay, trong nông thôn đã qua rất nhiều lớp hướng dẫn nhận dạng sâu bệnh hại thông qua các lớp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), lớp KN tập huấn kỹ thuật, lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn… cùng với hệ thống cộng tác viên KN và BVTV luôn đồng hành cùng nông dân trong quá trình sản xuất đã nâng dần tỉ lệ nhận dạng sâu bệnh hại cho lúa và rau đến mức chính xác ở 86% (năm 2011 là 74 %) số nông dân được điều tra. Nhu vậy tỉ lệ sử dụng thuốc đúng với đối tượng diệt trừ là khá cao.
Tuy nhiên, các số liệu kiểm tra tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012 cho thấy, mặc dù việc sử dụng thuốc BVTV có nhiều tiến bộ, trình độ nhận thức của nông dân được tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: chưa đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc BVTV khi sử dụng; phun thuốc định kỳ theo tập quán, tỷ lệ hộ nông dân phun thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật còn rất thấp; vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng chưa được thu gom, vứt bừa bãi trên đồng ruộng:
- Đúng thuốc: Hơn 80% nhận dạng đúng sâu bệnh hại nhưng khi ra cửa hàng lại chỉ có 60 % mua đúng thuốc đặc hiệu (năm 2011 là 68%). Do nhiễu thông tin ngay từ cửa hàng (như đã đề cập ở trên) .
Nguồn thông tin lựa chọn loại thuốc BVTV phổ biến nhất là theo kinh nghiệm bản thân (44,1%), tiếp đến là theo sự giới thiệu của cửa hàng bán thuốc BVTV (36,2%), theo hướng dẫn của CBKT (27,6%), tài liệu kỹ thuật (6,3%), theo hàng xóm (0,8%). Như vậy kênh thông tin qua lại giữa nông dân và CBKT còn yếu. Vì sao? Cần được phân tích rõ để có giải pháp khắc phục.
- Đúng lúc: Về việc lựa chọn thời gian sử dụng thuốc BVTV cho thấy người nông dân ưu tiên sử dụng thuốc khi thấy sâu bệnh có thể gây thiệt hại (45,7%), phun khi thấy sâu bệnh hại xuất hiện (39,4%), phun định kỳ (10,2%), phun theo thông tin trên báo đài và phun các hộ xung quanh (4,8%). Kết quả này cũng phản ánh tâm lý và tập quán cố hữu của người nông dân, vì lo ngại những thiệt hại mà sinh vật hại (SVH) có thể gây ra nên đa số người nông dân luôn tiến hành phòng ngừa ngay khi thấy SVH xuất hiện. Thông tin hướng dẫn phòng trị của cơ quan chuyên ngành hầu như không đến được người nông dân có lẽ do tổ chức hình thức thông tin chưa phù hợp.
- Đúng cách: Có 98,5% nông dân sử dụng riêng lẻ từng loại thuốc, phun xịt đúng nơi sâu cư trú và luân phiên các loại thuốc (năm 2011 là 87,2%); 1,5% sử dụng hỗn hợp các loại thuốc và không đúng hướng dẫn khi phun xịt. Việc gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc đơn thay cho hỗn hợp các loại thuốc giúp nông dân phòng trị sinh vật hại hiệu quả và kiểm soát tốt hơn tình hình dịch hại trên đồng ruộng.
- Đúng liều lượng và nồng độ: Có 100% nông dân sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên nhãn. Điều này cho thấy người nông dân có ý thức chấp hành tốt việc tuân thủ phun xịt thuốc theo khuyến cáo, hạn chế tình trạng dư thuốc gây tốn kém và làm cho các sản phẩm nông nghiệp ngày càng được an toàn, hạn chế dư lượng trên nông sản. Điều quan trọng nhãn thuốc là yếu tố tham gia hướng dẫn người dân sử dụng thuốc có hiệu quả.
- Các loại thuốc BVTV sử dụng trên rau
Qua kết quả điều tra năm 2012, nhận thấy:
Bảng 1. Tỷ lệ các nhóm thuốc sử dụng trên cây rau tại địa bàn Tp.HCM năm 2012
STT |
Nhóm thuốc |
Tỉ lệ (%) |
Thuốc trừ cỏ (%) |
Thuốc trừ sâu (%) |
Thuốc trừ bệnh (%) |
||||||||
BC |
CC |
HM |
BC |
CC |
HM |
Q12 |
BC |
CC |
HM |
Q12 |
|||
1 |
Carbamate |
18,94 |
|
|
|
13,2 |
|
6,8 |
|
|
11,1 |
34,4 |
29,2 |
2 |
Cúc |
2,45 |
|
|
|
2,6 |
|
2,3 |
|
|
|
|
|
3 |
Vi sinh |
36,24 |
|
|
|
55,3 |
63,3 |
52,3 |
48,5 |
27,0 |
|
3,1 |
4,2 |
4 |
ĐHST |
12,33 |
|
|
|
|
6,7 |
9,1 |
21,2 |
|
|
|
|
5 |
Lân hữu cơ |
4,8 |
|
|
9,1 |
|
|
2,3 |
3,0 |
|
|
|
|
6 |
Nhóm khác |
|
100 |
100 |
90,9 |
28,9 |
30,0 |
27,3 |
27,3 |
73,0 |
88,9 |
62,5 |
66,7 |
|
- Trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường trong sử dụng thuốc BVTV
Người nông dân đã ý thức hơn trong việc trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường trong sử dụng thuốc BVTV so với những năm trước (Bảng 2). Tuy nhiên, do người dân còn thiếu kiến thức và tinh thần tự giác trong việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động; mặt khác đa số nông dân cảm thấy bất tiện khi sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động do đó việc trang bị trang thiết bị BHLĐ của nông dân chưa đầy đủ và chưa đảm bảo ATLĐ.
Bảng 2. Tình trạng sử dụng trang thiết bị Bảo hộ lao động trong sản xuất rau của nông dân thành phố Hồ Chí Minh
STT |
Trang thiết bị BHLĐ |
Tỷ lệ sử dụng (%) |
|
2011 |
2012 |
||
1 |
Găng tay |
73,1 |
76,2 |
2 |
Khẩu trang |
95,7 |
97,7 |
3 |
Quần áo bảo hộ |
69,2 |
61,5 |
4 |
Mắt kiếng |
43,6 |
26,2 |
5 |
Nón |
89,0 |
96,9 |
6 |
Mặt nạ |
12,6 |
4,6 |
Về tình hình thu gom bao bì vỏ chai thuốc BVTV ngoài đồng ruộng cho thấy có 94,5% nông dân có thu gom vỏ chai, bao bì sau khi sử dụng và 5,5% nông dân không thực hiện.
Riêng vấn đề này, Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm và xây dựng mở rộng hệ thống bể chứa vỏ chai bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng trên đồng ruộng. Trong 3 năm qua với kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, Chi cục BVTV đã phối hợp cùng Trung nước vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố lắp đặt và vận hành hệ thống với 345 bể chứa vỏ chai bao bì đã qua sử dụng tại 25 xã nông thôn mới. Năm 2011 thu gom 2.406 kg; năm 2012 thu gom 6.658 kg đang chờ tiêu hủy. Hệ thống này được bàn giao cho UBND các xã tiếp nhận và vận hành, đang hoạt động tốt tạo bộ mặt nông thôn sạch đẹp hơn. Hoạt động này phù hợp với luật BVTV sắp được Quốc Hội thông qua sắp tới. (Hình bảo hộ lao động, thu gom vỏ chai bao bì thuốc đã qua sử dụng)
6. Giải pháp quản lý sử dụng thuốc:
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Kênh thông tin hai chiều về sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị: Chọn lọc hình thức kênh thông tin về tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ cho CBKT, cộng tác viên (NV BVTV) và nông dân sao cho thông suốt hai chiều, liên tục trong suốt vụ, trong từng vùng sản xuất. Nâng cao sự tiếp nhận thông tin từ CBKT. Chống gây nhiễu thông tin để mua thuốc đúnng đối tượng diệt trừ. Nên chăng chọn những cửa hàng có uy tín trong vùng để xây dựng thành những “trạm xá cây trồng” mà người hướng dẫn là chủ các cửa hàng mua bán thuốc BVTV được các CBKT BVTV phụ trách đào tạo trực tiếp.
- Kiểm tra sử dụng thuốc đi đôi với khuyến nông có trọng điểm: Thông tin truyền thông hướng dẫn sử dụng thuốc 4 đúng phải đi đôi với công tác kiểm tra giám sát việc phòng trừ, nếu không kiểm tra thì không biết được nông dân ở vùng nào, đang mắc những sai lầm và khó khăn gì trong sản xuất để tập trung hướng dẫn có trọng tâm trọng điểm. Điều này đã được quy định trong Nghị định số 58/2002/NĐ-CP 8 về thẩm quyền thanh tra xử phạt sử dụng thuốc, phải thiết lập và tổ được quy chế kiểm tra xử lý vi phạm về sử dụng thuốc BVTV của nông dân tại địa phương do Chính quyền địa phương chủ trì, BVTV là cơ quan phối hợp hướng dẫn về nghiệp vụ. Có như thế việc kiểm tra sử dụng thuốc mới bền vững và mới có tác dụng răn đe.
- Về lâu dài nên có chủ trương chính thức về việc tổ chức thu gom bao bì vỏ chai thuốc đã qua sử dụng mà nhà nước phải lấy kinh phí ngân sách để tổ chức hệ thống thu gom và xử lý. Nhà nước có quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV trên từng sản phẩm để quy định việc thu phí mà không nâng giá thành sản phẩm. Trong nông dân phải có những hoạt động tuyên truyền tập kết vỏ chai bao bì thuốc đã qua sử dụng cho đúng chỗ quy định do các đoàn thể phụ trách nhất là tại các xã nông thôn mới hiện nay.
- Kiểm tra thật gắt và xử lý nghiêm vi phạm về nhãn thuốc đối với đối tượng phòng trừ, liều lượng sử dụng, hướng dẫn an toàn trên nhãn thuốc… Vì đây là những thông tin chính thống có kiểm nghiệm và chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là cơ sở cho nông dân sử dụng thuốc 4 đúng.
./.
|
H1. Mô hình ruộng hoa sinh thái a. Trồng hoa trên ruộng lúa, b. Trồng hoa trên ruộng rau |
|
H2. Sử dụng chế phẩm sinh học trên lúa phòng trừ Rầy nâu a. Nấm xanh Metarhizium anisopliae, b. Nấm tua |
|
H3. Một số loại bẫy sử dụng trên cây rau
a. Bẫy dính vàng, b. Bẫy dính xanh, c. Bẫy hầm, d. Bẫy sâu khoang, e. Bẫy ruồi đục trái, f. Bẫy sâu tơ |
|
H4. Một số thiên địch thử nghiệm trên cây rau
a. Chuồn chuồn cỏ (Thành trùng và trứng), b. Bọ rùa 6 chấm, c. Bọ xít hoa gai vai nhọn, d. Ong kén trắng ký sinh sâu xanh |
|
H5. Kiến vàng là loài thiên địch khá phổ biến và hiệu quả trên cây ăn trái |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn