Tổ chức hoạt động sản xuất tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Trong khuôn khổ hợp tác với tập đoàn Chinfon (Đài Loan) thực hiện chương trình “thí điểm mô hình phát triển nông thôn tại Huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh”, ngày 14 và 15/7/2011. Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Củ Chi đã tổ chức tập huấn và hội thảo về phương pháp tổ chức tổ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại UBND huyện và 2 Tổ rau an toàn Nhuận Đức và Tổ cây ăn trái Trung An.

Tham dự hội thảo tập huấn gồm các nông dân trong 2 tổ, đại diện UBND địa phương, các chuyên gia Đài Loan và tập đoàn Chinfon, đại diện lãnh đạo và chuyên viên Sở Sở Nông nghiệp và PTNT, Viện KHKTNN Miền Nam, Viện Cây ăn quả Miền Nam và Viện Chính sách chiến lược phía Nam. Các đơn vị sản xuất kinh doanh rau quả như Coopmart, Thỏ Việt, Lotte cùng tham dự.

Hội thảo đã nghe 3 báo cáo liên quan đến mục tiêu của chương trình cần đạt được là phương pháp tổ chức quản lý hoạt động của tổ nông dân “sản-tiêu”, tổ chức quản lý, sơ chế đóng gói sản phẩm sau thu hoạch để tăng giá trị hàng hóa và phương pháp tổ chức kinh doanh rau quả an toàn.

Tiến sĩ Đồ Huân thay mặt Quỹ phát triển Nông nghiệp Đài Loan trao đổi kinh nghiệm thành công trong tổ chức nhóm nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, Ông nhấn mạnh các điểm yêu cầu chủ yếu như sau:

- Kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm phải được thống nhất ngay đầu năm, điều tiết sản phẩm theo tình huống.

- Liên minh các tổ nông dân, các hợp tác xã để gia công sơ chế tăng giá trị sản phẩm.

- Nghiên cứu phát triển thương hiệu phải do Nhà nước hỗ trợ.

GS Lã Minh Hùng đã trình bày các hoạt động và điều kiện để thực hiện lưu trữ, sơ chế đóng gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, các quy định về nhãn mác hàng hóa mà ngay tổ nông dân sau khi thu hoạch phải được tập kết về nơi phân loại đóng gói (số lượng). Ông nhận định tại tổ cây ăn quả Trung An có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất tương đối đồng nhất nên đã phát triển hoạt động tổ ngày càng đông về số lượng, nông dân đồng tâm trong việc xây dựng và sinh hoạt tổ so với tổ nông dân rau an toàn tại Nhuận Đức phải chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, giá cả vật tư, điều kiện sản xuất không đồng nhất…Việc phát triển nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã chưa được chú ý xây dựng thành chỗ dựa tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.

Ông Liêu Đình Xuyên, chủ tịch hợp tác xã Hán Quan (Đài Loan), thảo luận trao đổi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã trong thời gian qua. Đây là 1 hợp tác xã mang vóc dáng của 1 doanh nghiệp nông nghiệp khá thành công và nổi tiếng tại Đài Loan. Qua doanh nghiệp này thu mua sản phẩm an toàn tại các tổ đội nông dân sản xuất rau quả để chế biến, đóng gói cung cấp cho quân đội, cửa hàng ăn uống, bếp ăn tập thể các trường học và các siêu thị. Chính nhờ vào thị trường rộng lớn như thế nên việc tiêu thụ tại các đội sản xuất được ổn định và giá cả không bị tư thương ép giá, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân.

Qua 2 ngày hội thảo tập huấn những vấn đề được đúc kết như sau:

1. Sơ đồ tổ chức 1 HTX và Tổ ND sản xuất (mô hình HTX Hán Quan)
 

2. Hoạt động của tổ nông dân sản xuất (cộng đồng “sản-tiêu”):

Những yếu tố góp phần thành công của tổ “sản – tiêu”:

2.1. Yếu tố môi trường:

- Ruộng canh tác liền kề nhau

- Tính chất canh tác đồng đều và giống nhau

- Phương thức kinh doanh giống nhau.

- Cơ sở hạ tầng đồng nhất(càng đồng nhất, càng đơn thuần)

- Số lượng nông dân tham gia phù hợp.

2.2 Yếu tố xã hội

Nông dân có cùng nhận thức, trình độ đồng đều, quan hệ thân thuộc.

2.3. Yếu tố lãnh đạo tổ:

Có năng lực lãnh đạo, năng lực điều phối, nhiệt tâm, tinh thần trách nhiệm cao.

Đây là nhân tố đứng đầu quan trọng.

2.4. Yếu tố các cơ quan hướng dẫn, tư vấn:

- Thời gian đầu tư, năng lực hỗ trợ, điều phối; nhiệt tâm, số lần tiếp xúc nông dân, chế độ đãi ngộ…chính quyền cơ sở, tổ chức nông hội phụ trách.

- Cơ quan Chính phủ: Hành chính và Viện.

2.5. Chế độ hóa hoạt động của tổ nông dân :

- Chọn người có khả năng, uy tín, có trách nhiệm, nhiệt tình (tránh trường hợp “sống lâu lên lão làng”).

- Phân công quản lý đúng người, đúng việc, đúng năng lực.

- Xây dựng tổ chức nông dân trên cơ sở công bằng, hợp lý, minh bạch, có kiểm tra giám sát. (do tính chất nông dân phải công khai rõ ràng, qui chế chi tiêu nội bộ).

3. Bảo quản sơ chế sau thu hoạch (giảm thất thoát, tăng giá trị sản phẩm)

Những yếu tố ảnh hưởng giá trị sản phẩm sau thu hoạch:

- Không đồng nhất về độ chín, kích cỡ (cần phân loại).

- Xây xát bề mặt do dụng cụ thu hoạch, vận chuyển (cần giảm thiểu thấp nhất trong việc thu hoạch).

- Thời điểm thu hoạch chưa phù hợp: chưa đạt độ chín, buổi sáng, chiều…(cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng).

- Sinh vật hại (áp dụng IPM giai đoạn cuối).

- Chất lượng, hình thức bao bì sản phẩm (thông tin trên bao bì phải ấn tượng, lôi cuốn).

- Dư lượng độc chất trong sản phẩm (quản lý theo hướng GAP hoặc kiểm tra chất lượng).

Kết luận:

1. Kinh tế tiềm năng hộ gia đình khó thực hiện sản xuất - tiêu thụ, không thể công nghiệp hóa nông nghiệp, khó hạ giá thành sản xuất, khó nâng cao hiệu suất kinh doanh, dẫn đến không cạnh tranh sản phẩmTrong xu thế phân công toàn cầu trong nông nghiệp và với sức ép nông sản nhập khẩu, nhất định là sức ép này sẽ ngày càng lớn nếu không giải quyết đối phó với tình hình sản xuất nhỏ, nông hộ thì càng khó hơn trong sản xuất tiêu thụ.

Hoàn thiện các Tổ sản xuất tiêu thụ tập hợp hình thành các hợp tác xã tăng lợi thế cạnh tranh. Tổ chức khuyến nông phải đưa hoạt động xây dựng các Tổ nông dân “sản – tiêu” để triển khai hoạt động khuyến nông. Đây là đơn vị cơ sở để hình thành nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại. Hợp tác xã là đơn vị cao nhất trong quản lý sản xuất - tiêu thụ. Hộ nông dân chỉ chấp hành sự quản lý điều hành của hợp tác xã để sản xuất. Hợp tác xã chịu trách nhiệm gia công, chế biến, tiêu thụ. Đây là hình thái hợp tác tiên tiến và bền vững trong điều kiện hiện nay.

2. Bên cạnh sự hình thành hợp tác xã, phải có sự tham gia của Chính phủ, Nhà nước xây dựng cơ sở kho lưu trữ, cơ sở vật chất để trang bị cho hợp tác xã, chỉ như vậy hợp tác xã mới được hình thành cà hoạt động có hiệu quả./.

Một số hình ảnh:

 

 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,707,288
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây