Xâm nhập mặn sẽ kéo dài đến tháng 6/2016, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm nên lượng mưa sẽ thiếu hụt từ 30 - 60%....
Nông dân ĐBSCL chuyển sang màu trên đất lúa trong vụ hè thu
Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ nhận định: Nhiệt độ trong các tháng tới có xu hướng tăng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1,5oC và đạt mức 33 – 37oC. Xâm nhập mặn sẽ kéo dài đến tháng 6/2016, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm nên lượng mưa sẽ thiếu hụt từ 30 - 60%. Lượng dòng chảy trên các sông sẽ thiếu hụt từ 30 - 50%, một số nơi hụt tới 80% so với trung bình nhiều năm.
Với nhận định này thì vụ hè thu 2016 sẽ cực kỳ khó khăn.
Trước tình hình trên, các tỉnh đã lập kế hoạch chuyển đổi sang cây trồng ngắn ngày trên nền đất lúa hè thu. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp khuyến cáo các địa phương chuyển khoảng 29.440 ha đất trồng lúa hè thu sang trồng màu.
Cụ thể là trồng 5.330 ha bắp; 490 ha đậu nành; 8.540 ha mè; 1.290 ha ớt; 3.120 ha khoai lang; 680 ha khoai môn; 260 ha kiệu và 9.730 ha rau các loại. Song song đó,
Đồng Tháp tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất cây màu tập trung cho từng huyện, thị xã,
thành phố và xây dựng các chương trình, dự án phục vụ cho Đề án hoa màu chủ lực.
Vận dụng các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi phục vụ sản xuất. Khuyến khích nông dân phát triển hệ thống sản xuất và cung ứng giống hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày để thích ứng tốt trong điều kiện hạn, mặn mặn xâm nhập sâu.
Còn ở Bến Tre, Sở NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch 3 năm tới chuyển 179 ha đất lúa sang trồng rau màu 44 ha, trồng cỏ nuôi bò 40 ha và trồng dừa 95 ha.
Theo lộ trình này năm 2016 sẽ chuyển 13 ha đất lúa sang trồng rau màu; 10 ha trồng cỏ nuôi bò và 31 ha trồng dừa. Năm 2017 chuyển 15 ha rau màu; 15 ha trồng cỏ nuôi bò và 32 ha trồng dừa và năm 2018 chuyển 16 ha rau màu; 15 ha trồng cỏ nuôi bò và 32 ha trồng dừa. Còn đối với cây lúa hè thu 2016 sẽ xuống giống khoảng 17.124 ha, giảm 5,39% so với kế hoạch. Lịch thời vụ phải chờ mưa xuống rửa mặn trước khi xuống giống để hạn chế
tình trạng chết giống đầu vụ.
Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nói: Xâm nhập mặn diễn biến hết sức phức tạp, gay gắt, nghiêm trọng, và đã làm thiệt hại gần 19.000 ha lúa đông xuân bị mất trắng 100%. Thiệt hại do mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp trong thời điểm hiện tại, mà sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ lúa hè thu.
Bến Tre đề nghị Bộ NN-PTNT cho phép chuyển phần diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn sang các cây trồng khác phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
Ở Vĩnh Long, hiện có khoảng 28.000 ha đất sản xuất nông nghiệp vụ hè thu đang nằm trong vành đai nhiễm mặn 4 - 6%o.
Trước tình hình xâm nhiễm mặn diễn biến phức tạp, kéo dài, ngành nông nghiệp
Vĩnh Long khuyến cáo bà con thuộc các huyện Vũng Liên, Trà Ôn và Mang Thít tuyệt đối không xuống giống khi nguồn nước bị nhiễm mặn trên 3%o.
Đối với 20.000/55.000 trà lúa hè thu đã xuống giống đang bị hạn, mặn uy hiếp, thiếu nước tưới và có khả năng giảm năng suất. Riêng huyện Vũng Liêm do bị ảnh hưởng nặng của hạn mặn nên còn lại 9.143 ha chưa xuống, chờ độ mặn giảm xuống và có mưa đầu mùa. Ngoài ra, 11 tỉnh khu vực ĐBSCL (trừ Kiên Giang) và hai tỉnh Bình Phước, Tây Ninh đã lên kế hoạch chuyển đổi đất lúa trong vụ hè thu tăng thêm khoảng 15.000 ha để trồng ngô, lạc, mè, rau, đậu xanh, đậu phộng...
Trồng ớt vụ hè thu
Theo đó, Tiền Giang sẽ chuyển đổi 4.000 ha, Tây Ninh 3.100 ha, Vĩnh Long 3.000 ha, Hậu Giang 1.300 ha, Bến Tre và Cần Thơ mỗi tỉnh 500 ha, các tỉnh còn lại từ 100 – 300 ha.
Để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn của những năm tiếp theo, các tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư thủy lợi chống hạn cho vụ hè thu và vốn hỗ trợ thiệt hại.
Cụ thể Long An đề nghị hỗ trợ phần thiệt hại 26 tỷ đồng và 5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ bơm tát nước cứu lúa. Hỗ trợ vốn nạo vét các công trình để phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2016 và các năm tiếp theo như: Hệ thống thủy lợi Nhựt Tảo - Tân Trụ, Hệ thống thủy lợi
Trị Yên - Rạch Chanh, Hệ thống thủy lợi Đôi Ma - Mồng Gà, xây dựng cống Bà Hai Màng, cống Rạch Chùa, cống Cầu Chùa, các huyện nạo vét các kênh và đắp một số đập chống
hạn mặn… Bến Tre kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí khoảng 450 tỷ đồng để thực hiện các công trình khẩn cấp phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt.
Bến Tre cũng đang phối hợp các bộ, ngành liên quan ưu tiên hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục, phê duyệt danh mục, đàm phán ký kết hiệp định tín dụng và thực hiện dự án đầu tư Quản lý nước của tỉnh (vốn ODA); ủng hộ, tạo điều kiện cho tỉnh tham gia Dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri (Dự án ICRSL vay vốn Ngân hàng Thế giới).
An Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác phòng chống thiên tai, bao gồm: Nạo vét hệ thống kênh mương cạn kiệt tạo nguồn nước cho trạm cấp nước sinh hoạt và bơm tưới sản xuất nông nghiệp.
Duy tu sửa chữa bờ bao, cống bọng, hồ chứa tích trữ nước, nâng cấp các trạm cấp nước vùng cao, vùng nhiễm mặn… Xây dựng các đập tạm ngăn mặn bảo vệ sản xuất vụ hè thu 2016 cho các vùng giáp tỉnh Kiên Giang.Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn