Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo Kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 5 và kế hoạch tháng 6 năm 2021
Thứ sáu - 07/05/2021 00:36
Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thực hiện Công văn số 648/SNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vềquy định chế độ báo cáo công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm tháng 5 và kế hoạch trọng tâm tháng 6 năm 2021 như sau: I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THÁNG 5 NĂM 2021 1. Thống kê số liệu vào các bảng gửi đính kèm Đính kèm 11 bảng số liệu gồm: - Bảng số 01: Danh mục văn bản chỉ đạo điều hành quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được ban hành trong tháng 5. - Bảng số 02: Kết quả phổ biến giáo dục pháp luật; thông tin truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp,an toàn thực phẩmtrong tháng 5. - Bảng số 03: Kết quả sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. - Bảng số 04: Danh sách chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trong tháng 5. - Bảng số 05: Kết quả kiểm tra mẫu rau tại vùng sản xuất phục vụ công tác kiểm tra an toàn thực phẩm sản phẩm có nguồn gốc thực vật tại vùng sản xuất trong tháng 5. - Bảng số 06: Kết quả kiểm định giống cây trồng nông nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phục vụ công tác Thanh tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong tháng 5. - Bảng số 07: Cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý, lũy kế đến tháng 5 năm 2021 (Trừ các cơ sở phải ký cam kết theo thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT).
- Bảng số 08: Kết quả triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 trong tháng 5. - Bảng số 09: Kết quả thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong tháng 5. - Bảng số 10: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa phương trong tháng 5. - Bảng số 11:Số lượng nhân sự địa phương trong tháng 5. 2. Khó khăn, vướng mắc Một số thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, có hướng dẫn sử dụng trên cây rau và được nông dân sử dụng phổ biến trên cây rau nhưng theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế về Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm không có quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau cụ thể như hoạt chất Flubendiamide (Takumi 20WP, Takumi 20SC), hoạt chất Diafenthiuron (Pesieu 500WP, Pesieu 500SC, Pegasus 500SC) hoặc có quy định trên nhóm rau này nhưng không có quy định trên nhóm rau khác như hoạt chất Emamectin (Tasieu 1.9EC, Tasieu 5WG), hoạt chất là Abamectin (Reasgant 3.6EC, Reasgant 5WG), do đó có khó khăn trong chỉ định chỉ tiêu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau khi lấy mẫu phân tích. II. KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC THÁNG 6 NĂM 2021 - Phối hợp với các ngành chức năng liên quan thực hiện thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Tiếp tục công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu phân tích mẫu rau các chỉ tiêu an toàn thực phẩm phục vụ công tác công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ban ngành quận, huyện và xã, phường thực hiện công tác kiểm tra hướng dẫn sử dụng thuốc tại các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đây là báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 5 năm 2021 và kế hoạch tháng 6 năm 2021./.