Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất nông sản)

Thứ ba - 07/07/2020 05:25
1. Trình tự thực hiện (Điều 36, Luật An toàn thực phẩm năm 2010):
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cơ sở sản xuất nông sản (sau đây gọi tắc là cơ sở) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (sau đây gọi tắc là BPTNVTKQ) của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Địa chỉ: số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nhận hồ sơ: Trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
+ Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút
+ Buổi chiều  từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
BPTNVTKQ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: BPTNVTKQ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn Cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: BPTNVTKQ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ban hành văn bản thông báo nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ và trả lại hồ sơ.
          Bước 3. Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn mười lăm (15) ngàylàm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
     Bước 4. Trả kết quả
          Cơ sở căn cứ vào giấy hẹn nhận kết quả giải quyết tại BPTNVTKQ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật vào các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút và buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
  2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
  3. Thành phần, số lượng hồ sơ (Điều 36, Luật An toàn thực phẩm năm 2010):
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.Thời hạn giải quyết:
Mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Kết quả thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: 03 năm.
8. Phí:(Thông tư số 44/2018/TT-BTC, ngày 07/5/2018)
Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nông sản trồng trọt: 700.000 đồng/cơ sở.
9.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều: 10, 11, 18, 19, 20, 23, 25, 44, 54, 55 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm; có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2018.
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 6 năm 2018.
- Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2019.
- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài Chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 06 năm 2018.
- Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 06 năm 2018.
- Quyết định số 399/QĐ-SNN ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao thực hiện và ký thừa ủy quyền hồ sơ thủ tục hành chính. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2022.
- Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.

- Quyết định số 371/QĐ-BNN-QLCL ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thuộc phạm vi quản lý của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
- Công văn số 1915/BNN-QLCL ngày 29 tháng 3 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Thông tư số32/2023/TT-BNNPTNT.
- Quyết định số 294/QĐ-CCTTBVTV ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành và áp dụng tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,133,296
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây