Thực hiện Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn thành phố đến 2020 và tầm nhìn 2025.
Để hỗ trợ các cán bộ nghiên cứu trong quá trình tiếp cận và cập nhật hệ thống thông tin Khoa học – Công nghệ trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngày 26/4/12 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình báo cáo chuyên đề “Xu hướng sử dụng thiên địch trong canh tác rau an toàn trong nhà kính nhà lưới” do ThS. Nguyễn Văn Đức Tiến – Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
Với sự tham dự của gần 100 đại biểu bao gồm các nhà khoa học, giảng viên của Trường Đại học Nông lâm; cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu viên của các đơn vị thuộc Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp – PTNT các tỉnh từ Bình Định trở vào; các Doanh nghiệp sản xuất rau an toàn, nông nghiệp chất lượng cao, giống cây trồng…
Với mục đích xây dựng các chương trình sản xuất rau sạch, rau an toàn trong nền nông nghiệp đô thị đã trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội trong quá đô thị hóa, ngoài nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học nhằm hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Hội thảo đã trình bày những kết quả nghiên cứu sử dụng thiên địch trong việc phòng trừ sâu hại cây trồng trên thế giới; một số kết quả nghiên cứu trong thời gian qua và xu hướng sử dụng thiên địch ở Việt Nam trong trong thời gian tới như:
- Sử dụng ong ký sinh Encarsia formos, E. transvena, E.lute. E.eremicus trong việc làm giảm mật độ bọ cánh phấn ( B.tabaci) tác nhân trung gian truyền bệnh virus trên cà chua, dưa leo và nhiều loại cây trồng khác.
- Dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum du nhập từ quần đảo Samoa để thuần hoá và nhân nuôi thiết lập quần thể khống chế bọ cánh cứng hại dừa.
- Sử dụng chuồn chuồn cỏ ( Plesiochrysa ramburi Schneider) phòng trừ rệp sáp giả Dysmicoccus neobrevipes Beard và Dysmicoccus brevipes Ckll. Trên cây mãng cầu.
- Dùng nhện bắt mồi Amblyseius sp. phòng trừ nhên đỏ.
- Bọ xít bắt mồi Orius santeri để tiêu diệt bọ trĩ gây hại trên cây cá tím, bầu, bí xanh…
- Ong ký sinh Cotesia plutellae và Diadromus collaris Gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella.
Ngoài việc trình bày kết quả và xu hướng sử dụng thiên địch trong sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính hội thảo còn thảo luận một số vấn đề liên quan đến thiên địch như:
- Khả năng sử dụng nhện bắt mồi phòng trừ nhện đỏ hại cây mai vàng.
- Phương pháp điều tra, thời gian, số lượng thiên địch cần thiết để phóng thích…
- Ảnh hưởng của các chế phẩm đến khả năng thiết lập quần thể của thiên địch.
- Khả năng sử dụng nấm xanh ( Metarhizium anisopliae) và nấm trắng ( Beauveria brassiana) trong việc phòng trừ sâu hại trên cây rau và một số cây trồng khác…
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn