Hướng dẫn sử dụng một số thuốc Bảo vệ thực vật phòng trừ sinh vật gây hại trên cây dưa lưới

Thứ năm - 15/09/2022 03:44
Dưa lưới (Cucumis melo L.) là loại rau ăn quả thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô, nhiều ánh sáng, phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ từ 22 - 32oC. Đây là đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Hiện nay, diện tích dưa lưới đang được mở rộng, nhất là ở các tỉnh phía Nam với thị trường tiêu thụ chính là Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, diện tích sản xuất dưa lưới so với nhu cầu thị trường vẫn còn rất thấp. Một trong nhiều nguyên nhân là tỷ lệ dưa lưới nhiễm bệnh trong quá trình canh tác, đặc biệt là bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe cichoracearum gây ra) và bệnh do tuyến trùng (Meloidogyne spp.).
Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới với triệu chứng lá cây xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, bao phủ một lớp nấm trắng ám dày đặc như bột phấn, bao trùm tất cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá khô cháy và rất dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết. Nhận biết dưa lưới bị tuyến trùng gây hại thông qua những biểu hiện trên cây như: cây bị héo, còi cọc, kém phát triển, vàng lá, rụng lá sớm, rễ cây xuất hiện nhiều nốt sần.
Nhằm thống nhất chỉ đạo phòng trừ bệnh phấn trắng và bệnh do tuyến trùng gây hại trên cây dưa lưới, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành công văn số 2159/BVTV-QLT ngày 05 tháng 8 năm 2022 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên phòng trừ sinh vật gây hại trên cây dưa lưới. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu đến bà con nông dân một số hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây dưa lưới, cụ thể như sau:
- Đối với phòng trừ bệnh phấn trắng: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Bacillus amyloliquefaciens AT-332, tên thương phẩm: Miyabi WG.
- Đối với phòng trừ tuyến trùng: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Paecilomyces lilacinus, tên thương phẩm: Bionema 80WP.
Bà con lưu ý khi mua thuốc bảo vệ thực vật cần lựa chọn thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly của thuốc trước khi thu hoạch./.
Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,424,104
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây