Kết quả điều tra kiểm dịch thực vật kho nông sản mùa khô năm 2018 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

1. Đặt vấn đề

Các loại sâu mọt hại kho nông sản thường phát sinh phát triển với mật số cao vào mùa khô nếu không quản lý tốt, do đó cần điều tra, theo dõi, giám sát dịch hại trên nông sản và sản phẩm thực vật tại các doanh nghiệp kinh doanh, lưu trữ, chế biến nông sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác Kiểm dịch thực vật (KDTV) nội địa trên địa bàn Thành phố. Nhiệm vụ công tác điều tra KDTV tất cả các kho lưu chứa, cơ sở kinh doanh, chế biến nông sản và sản phẩm thực vật tại địa phương có nguy cơ tiềm ẩn đối tượng KDTV và dịch hại lạ.

2. Phương pháp thực hiện

Rà soát, cập nhật danh sách các đơn vị bảo quản vật thể là thực vật, sản phẩm thực vật trong kho và tại các cơ sở sản xuất, gia công chế biến và tiêu thụ nông sản và sản phẩm thực vật (gọi tắt là kho nông sản) và các đơn vị kho nông sản mới phát hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức điều tra các kho nông sản có nguy cơ tiềm ẩn đối tượng KDTV. Đề nghị đơn vị kho nông sản cung cấp văn bản trong lĩnh vực KDTV; Điều tra thành phần sâu mọt ở trên, trong hàng hóa và xung quanh kho, nền nhà chứa, các vật dụng lưu chứa…; Lấy mẫu nông sản điều tra theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-141:2013/BNNPTNT ngày 14 tháng 06 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương pháp lấy mẫu trong công tác KDTV. Lưu mẫu và báo cáo tình hình sâu mọt phát sinh phát triển trong quá trình lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-171:2014/BNNPTNT ngày 05 tháng 06 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác KDTV.

Hình 1: Kiểm dịch viên điều tra sinh vật hại trên nông sản thuốc lá sợi.

3. Kết quả và thảo luận

- Thực hiện điều tra 98 kho với   tổng khối lượng nông sản đã điều tra KDTV năm 2018 là 42.656,5 tấn nông sản và sản phẩm thực vật lưu trữ các loại; tổng số mẫu lấy là 209 mẫu nông sản các loại, trong đó: lương thực: 25.647,4 tấn; nguyên liệu công nghiệp: 6.969,1 tấn; nguyên liệu thức ăn gia súc: 10.005 tấn; các loại nông sản khác (gia vị, tỏi, phụ gia thực phẩm…) 35   tấn với 20 chủng loại nông sản và sản phẩm thực vật như nông sản nhập khẩu: lúa mì, bột mì, malt, tinh bột, mè, tỏi, thuốc lá…; nông sản nội địa: gạo, lúa, bắp hạt, mì lát, đậu các loại, thuốc lá, mè…

- Thành phần sâu mọt điều tra: Tribolium castaneum, Alphytobius sp., Sitophilus oryzae, Sitophilus zaemays, Oryzaephylus surinamensis, Tenebroides mauritanicus, Necrobia rufipes, Araecerus fasciculatus, Rhyzopertha sp., Callosobruchus maculatus, Lasioderma serricorne, Ahasverus advena. Trong đó, kho thức ăn gia súc điều tra được: Tribolium castaneum, Alphytobius sp., Sitophilus oryzae, Sitophilus zaemays, Oryzaephylus surinamensis, Tenebroides mauritanicus, Necrobia rufipes, Araecerus fasciculatus, Rhyzopertha sp.; trong kho gạo, cám gạo, lúa: Tribolium castaneum, Alphytobius sp., Sitophilus oryzae, Sitophilus zaemays, Oryzaephylus surinamensis, Callosobruchus maculatus, Lasioderma serricorne, Ahasverus advena.; kho nguyên liệu công nghiệp như: malt, lúa mì, tỏi, đay, đậu xanh, đậu phộng, thuốc lá… phát hiện sâu mọt mật số thấp: Alphytobius sp., Callosobruchus maculatus, Lasioderma serricorne.; kho nguyên liệu khác như: tinh bột các loại, phụ gia thực phẩm, trái cây sấy, gia vị… chưa phát hiện sâu mọt hại.

- Công tác lưu mẫu: c ông tác lưu mẫu nông sản trong quá trình điều tra được thực hiện sau mỗi đợt . Mẫu điều tra được lưu riêng trong thời gian 3 tháng kể từ ngày điều tra lấy mẫu, mỗi tháng tiến hành kiểm tra mẫu một lần để xác định số lượng và chủng loại sâu mọt.

So sánh với cùng kỳ năm 2017:

- Tổng khối lượng nông sản đã điều tra KDTV năm 2018 là 42.656,5 tấn giảm 17% so với cùng kỳ năm 2017 (51.698,2 tấn), kết quả điều tra cho thấy số doanh nghiệp kinh doanh đến đâu nhập hàng đến đó, giảm sản lượng tồn kho so cùng kỳ năm 2017. Tổng số mẫu lấy là 209 mẫu nông sản các loại tăng 10% so cùng kỳ năm 2017 (188 mẫu). Theo đó thì chủng loại nông sản lương thực, nguyên liệu công nghiệp phong phú hơn so với năm 2017.

- Các loài sâu mọt thông thường được phát hiện là 12 loài, tăng 25% (3 loài   Araecerus fasciculatus, Rhyzopertha sp., Ahasverus advena) so với cùng kỳ năm 2017 (9 loài); điều này được lý giải là mùa khô năm 2018 có cường độ nắng nóng và nhiệt độ cao (trung bình 34 - 35 0C), kết hợp với ẩm độ thấp (60 - 70 %) nên đây là điều kiện phù hợp để sâu mọt gia tăng về chủng loại so với năm 2017.

 

  Hình 2: Mẫu lưu tại trạm kiểm dịch thực vật nội địa

4. Kết luận và đề nghị

- Qua đợt điều tra KDTV kho nông sản mùa khô năm 2018, c hưa phát hiện dịch hại thuộc diện đối tượng kiểm dịch thực vật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên nông sản và sản phẩm thực vật lưu chứa trong kho t rên địa bàn T hành phố Hồ Chí Minh. Chỉ phát hiện 12 loài sâu mọt thuộc diện phải kiểm soát (sâu mọt thông thường) hại kho nông sản.

- Để quản lý tốt các đối tượng dịch hại trong kho nông sản, đề nghị các đơn vị kinh doanh kho nông sản quan tâm bảo quản hàng hóa trong kho theo đúng quy định của ngành , thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời nhằm   hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu mọt hại , không để lây lan thành dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,707,704
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây