Kết quả thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc rau củ, quả giai đoạn 2016 – 2018 tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thí điểm mô hình truy xuất nguồn gốc rau củ quả và triển khai nhân rộng dán tem truy xuất nguồn gốc rau, củ, quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong năm 2016, 2017 và 2018 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai việc thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc rau củ quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả như sau:

a)      Địa điểm, đơn vị thực hiện

         - Đơn vị triển khai mô hình: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp

-   Đơn vị phối hợp hỗ trợ xây dựng mã vạch QR code: Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Truy xuất nguồn gốc.

-   Đơn vị phối hợp hỗ trợ phân phối, tiêu thụ sản phẩm: Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM – Saigon Coop, Vinmart, Big C và các đơn vị khác.

-   Các Hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia:

Stt

Đơn vị thực hiện

Năm

Ghi chú

1

HTX NN SX-TM-DV Phước An

Tháng 06/2016

Giai đoạn thí điểm

2

HTX TM DV Phú Lộc

Tháng 06/2016

Giai đoạn thí điểm

3

Liên tổ rau an toàn Tân Trung

Tháng 10/2017

Giai đoạn nhân rộng

4

HTX TM DV SX NN Mai Hoa

Tháng 11/2017

Giai đoạn nhân rộng

5

HTX Nông nghiệp Nấm Việt

Tháng 11/2017

Giai đoạn nhân rộng

6

Hợp tác xã Ngã 3 Giồng

06 tháng đầu năm 2018

Giai đoạn nhân rộng

7

HTX Nông nghiệp Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phước Bình

06 tháng đầu năm 2018

Giai đoạn nhân rộng

Tổng cộng: 07 HTX, tổ hợp tác sản xuất rau, củ, quả.

b) Nội dung thực hiện hỗ trợ

-   Tập huấn: Đào tạo, tập huấn về mã hóa số liệu để thực hiện truy xuất nguồn gốc (TXNG): tập huấn cho xã viên, nhân viên Hợp tác xã các bước thực hiện, cách thức nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, cách truy xuất nguồn gốc sản phẩm,...

-   Trang thiết bị cần thiết để truy xuất nguồn gốc: Máy in mã vạch, hỗ trợ giấy in, mực in, máy tính,...

-   Phần mềm (tài khoản TXNG cho HTX và hộ sản xuất): Thiết kế phần mềm gồm thông tin vùng trồng, qui trình sản xuất chăm sóc, thu hoạch của các tổ nông dân, thông tin vận chuyển, sơ chế phân loại, cách phân biệt giữa các hộ nông dân khác nhau và đưa các thông tin này lên hệ thống.

-   Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát thực hiện truy xuất nguồn gốc: Cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp cùng với đơn vị tư vấn hướng dẫn Hợp tác xã thực hiện, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện trong xây dựng hệ thống.

c) Quy mô và sản lượng

           Từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2018, Trung Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã triển khai mô hình dán tem truy xuất nguồn gốc cho 07 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Kết quả triển khai thực hiện hỗ trợ thực hiện mô hình dán tem truy xuất nguồn gốc như sau:

STT

Năm thực hiện

Tổng sản lượng
(tấn/ngày)

Tăng
(ha)

Tổng sản lượng dán tem TXNG
(tấn/ngày)

Tăng

Tổng diện tích
(ha)

Tăng
(ha)

Ghi chú

1

2016

15,6

-

4 (26%)

-

120

-

02 HTX

2

2017

26,3

10,7

8,6 (33%)

7%

199,5

79,5

05 HTX, THT

3

tháng 6/2018

32

5,7

14,3 (45%)

12%

232,5

33

07 HTX, THT

c) Thị trường, giá cả

- Sản phẩm hiện được phân phối trên tất cả điểm bán của hệ thống siêu thị Co.op mart trên địa bàn Thành phố; các điểm bán của hệ thống các siêu thị Big C, Aeon, Lotte mart, Vinmart,…

- Đối với các sản phẩm dán tem phân phối cho Co.op-Mart, được Co.op-Mart hỗ trợ thêm 500 đồng/kg sản phẩm.

d) Nhận xét, đánh giá và đề xuất

- Thuận lợi: Việc truy xuất nguồn gốc rau, củ, quả đã giúp cho người tiêu dùng nắm được thông tin về sản phẩm các mặt hàng rau củ quả trên bao bì như vùng sản xuất, người sản xuất, địa chỉ. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất – kinh doanh, sơ chế, chế biến trong việc cung cấp thông tin nguyên liệu thực phẩm đến người tiêu dùng và cộng đồng xã hội. Giúp cơ quan quản lý nhận diện thông tin nguyên nhân nguồn gốc sản phẩm lỗi về an toàn thực phẩm đối với thị trường tiêu thụ nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin của người tiêu dùng về trách nhiệm của đơn vị sản xuất.

- Khó khăn: Chưa thực hiện truy xuất nguồn chủng loại rau muống nước, vì chưa có nhà sơ chế và đơn vị thu mua; chưa có giải pháp cho việc truy xuất đối với sản phẩm rau, củ, quả không qua các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp; c ác đơn vị thu mua sản phẩm từ nhiều nơi khác nhau, do đó để dán tem TXNG đòi hòi HTX phải có sơ chế, đóng gói phù hợp yêu cầu; các sản phẩm dán tem TXNG chủ yếu tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ít,…

- Đề xuất: Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất rau tăng cường tổ chức, kiểm tra, giám sát sản xuất rau an toàn; có cơ chế xử phạt xã viên có hành vi vi phạm sản xuất rau an toàn; tiếp tục mở rộng chủng loại và sản lượng có dán tem truy xuất nguồn gốc, thực hiện kiểm soát và dán tem truy xuất nguồn gốc cho tất cả các sản phẩm; tiếp tục hỗ trợ các Hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rau, củ quả trong những năm tiếp theo; nên có cơ chế doanh nghiệp trong việc truy xuất đối với sản phẩm rau, củ, quả.

Khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua và sơ chế rau muống nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,219,108
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây