Phòng trừ bệnh thối nhũn trên cây hoa lan (vi khuẩn Erwinia sp.)

Thứ tư - 01/12/2021 22:38
Cây hoa lan (Orchidaceae) là loài hoa rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Theo cuốn Phong lan Việt Nam của tác giả Trần Hợp,Việt Nam có 137 – 140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Một số loại có bông đẹp như: Thủy Tiên, Giả hạc……., hầu hết các loại lan rừng đều có hương thơm, trổ bông gần đúng dịp tết Nguyên đán như: Ngọc điểm, Thủy tiên, Hoàng Lạp, Sơn thủy tiên, Vảy rồng,…. đáng được sưu tầm về trồng. Bên cạnh đó, chủ yếu là lan lai tạo để sản xuất kinh doanh. Hiện nay, ngành sản xuất kinh doanh hoa lan có lợi nhuận cao, phù hợp với nông nghiệp đô thị. Cũng như các loại cây trồng khác, cây hoa lan cũng có những sâu bệnh gây hại như: Muỗi đục nụ (Contarinia Maculipennis Felt), nhện đỏ (Tetranychus sp), bọ trỉ (Thrip palmi), rệp vảy (Coccus sp), rệp sáp (Planococus sp), ốc sên (Achatina sp); bệnh thối nhũn (Erwinia sp), bệnh thối nâu (Pseudomonas sp.), bệnh đốm lá ( Cercospore sp.), bệnh khô đầu lá ( Collectotrichum sp), bệnh thối đen (Phytophthora sp), bệnh đốm nâu (Curvularia eragotidic). Trong đó, chủ yếu là bệnh thối nhũn (Erwinia sp) gây hại phổ biến nhất và gây thiệt hại nhiều nhất cho người trồng hoa lan.
1. Triệu chứng gây hại:
Vi khuẩn Erwinia sp xâm nhập vào cây hoa lan qua những vết thương cơ giới tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Quan sát trên cây hoa lan bị thối nhũn ta thấy. Ban đầu vết thối nhỏ có màu vàng vàng, bệnh nặng vết thối lan nhanh trong lá và giả hành (hình 1, 2). Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát triển mạnh. Vi khuẩn Erwinia sp lan truyền trong nước mưa và nước tưới. Trên một số loại lan có hình thái bên ngoài, màu sắc giả hành rất giống với bệnh thối nhũn, nên rất khó phát hiện như: cây không bị bệnh (hình 3, 4), cây bị bệnh (hình 5, 6), một số giả hành có lớp lụa bao bọc bên ngoài, khi bị bệnh tấn công, khó có thể phát hiện sớm (hình 7).
2. Điều kiện phát sinh và phát triển:
Vi khuẩn Erwinia sp xâm nhập qua vết thương như: do cơ giới (do cắt tỉa, tưới phun áp lực cao), gió mưa, côn trùng (nhện đỏ, bọ trĩ….) và con người.
Vi khuẩn Erwinia sp phát triển vào đầu và giữa mùa mưa trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, nhiệt độ thích hợp nhất từ 27 – 320C. Thời tiết ẩm độ cao, nhiệt độ cao rất thích hợp cho sự phát triển của bệnh.
3. Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác: Bố trí vườn lan thông thoáng, mật độ trồng hợp lý. Giá thể trồng lan phải thoát nước tốt, phòng trừ rêu bám trên bề mặt giá thể. Đối với giá thể xơ dừa nên hạn chế lượng nước tưới vào mùa mưa.
Bón phân cân đối và hợp lý, vào mùa mưa, giảm lượng phân đạm (N), đặc biệt là đạm hữu cơ như: phân bánh dầu, phân dịch trùng quế, phân cá….. Tăng cường phân Lân (P) và Kali (K) như: N-P-K 6-30-30,…… Tránh gây thương tích cho cây lan trong suốt mùa mưa, cắt bỏ những lá bệnh, đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
Cách ly những cây bệnh ra khu vực riêng (khu vực có mái che, không cho nước mưa vô càng tốt), hạn chế hoặc không tưới nước từ 5-7 ngày. Trường hợp tưới nước thì tưới ít nước và vào lúc sáng sớm để cây được mau khô.
- Biện pháp hóa học:
Phun thuốc ngừa bệnh vào đầu mùa mưa. Lưu ý phun thuốc trị nấm kết hợp với thuốc trị khuẩn như: thuốc trị nấm (Amistar 250SC, Revus Opti 440SC, Ridomil gold 68WG, Score 250EC, Mancozed 80WP, Coc 85WP, Downy 650WP…), thuốc trị khuẩn như: Poner – 40TP, Starner 20WP, Kasumil 2SL, Lino oxto 200WP….). Để tăng hiệu quả phòng trừ nên xịt kép, xịt xong 2-3 ngày xịt lại. Dấu hiệu nhận biết hết bệnh là vết bệnh chuyển từ màu vàng vàng sang vàng nâu và dần sang màu đen, giữa các màu sắc nhận biết rõ ràng (hình 8).
Hình 1: Cây lan Kiếm (Cymbidum finlaysonianum) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nhãn
   
Hình 2: Cây lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nhãn
  
Hình 3: Cây lan Hoàng phi hạc (Dendrobium signatum) không bị thối nhũn
Nhãn
   
Hình 4: Cây lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) không bị thối nhũn
Nhãn
Hình 5: Cây lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nhãn
   
Hình 6: Cây lan Vảy rồng (Dendrobium lindleyi) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nhãn
Hình 7: Cây lan Giả hạc (Dendrobium anosmum) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nhãn
 
Hình 8: Cây lan Kiếm (Cymbidum finlaysonianum) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra Hình 8: Cây lan Kiếm (Cymbidum finlaysonianum) bị thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp gây ra
Nhãn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,135,572
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây