Hội nghị triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trồng trọt

Thứ sáu - 30/10/2020 03:38
Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông tại kỳ họp thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 thay thế cho Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004, đã tạo khung pháp lý cao nhất và là cơ sở quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt.
Ngày 26 tháng 10 năm 2020, Cục Trồng trọt tổ chức Hội nghị “Tập huấn triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trồng trọt” cho các tỉnh phía Nam. Đến tham gia Hội nghị có khoảng 100 đại biểu đại diện cho các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang… và các công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt tham dự.
Đại diện Cục Trồng trọt triển khai các văn bản: Luật Trồng trọt, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Thông tư số 17/2019/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm  2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài cây trồng chính; Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng và Thông tư số 26/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
 
Tập huấn triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trồng trọt
Luật Trồng trọt gồm có 7 Chương, 85 Điều quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng; giảm 1 Chương và tăng 34 Điều so với Pháp lệnh Giống cây trồng 2004 (8 Chương 51 Điều).
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận những nội dung mới của Luật Trồng trọt và các văn bản hướng dẫn thực hiện triển khai Luật Trồng trọt, các đại biểu đã thống nhất so với Pháp lệnh giống cây trồng thì Luật Trồng trọt có các điểm mới sau:
 1. Trồng trọt được xác định là ngành kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người, bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng. Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật, chi phối toàn bộ nội dung cũng như cấu trúc của Luật.
2. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, liên kết sản xuất, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân. Phân định rõ các hoạt động trồng trọt được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư, từ đó giảm được ngân sách Nhà nước đầu tư, tăng cường xã hội hóa các hoạt động trồng trọt.
3. Luật Trồng trọt điều chỉnh các quy định về quản lý giống cây trồng: Giảm thủ tục
hành chính và chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro cho sản xuất và người sử dụng, tạo sự công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động trồng trọt, minh bạch trong công tác quản lý.

 4. Luật hóa các quy định về quản lý phân bón, nhằm quản lý phân bón chặt chẽ, hiệu quả trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng; đơn giản, minh bạch các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón. Vì phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
5. Luật hóa các quy định về canh tác: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất theo hướng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế vùng miền, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.
6. Luật tập trung quy định chính sách nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm trồng trọt theo hướng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, phát triển thị trường và thương mại sản phẩm trồng trọt; liên kết, hợp tác xây dựng chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, thương mại trong nước và xuất khẩu.
Luật Trồng trọt là cơ sở định hướng giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có giá trị ngày càng cao trong khu vực và quốc tế.
                                                                                                                                P.T.L.T                                                                                                                                                                                  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,691,210
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây