Một số mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Nghị định sô s 98/2020/NĐ-CP

Thứ năm - 17/12/2020 21:52
Ngày 26 tháng 8 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả. Nghị định đã bổ sung nhiều chế tài mạnh về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dưới đây là một số mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
I. CÁC MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO GIẤY PHÉP KINH DOANH

Mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh là 40 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh đã được quy định rõ tại Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

1. Khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;  Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh; Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

2. Khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực; Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh; Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Khoản 4 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
II. CÁC MỨC PHẠT VỀ SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN, TÀNG TRỮ, GIAO NHẬN HÀNG CẤM
Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã bổ sung các hành vi bị xử phạt về sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm theo quy định tại Điều 8, tùy thuộc vào số lượng, khối lượng và giá trị hàng hóa bị cấm được buôn bán mà mức xử phạt sẽ khác nhau, tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 100.000.000 đồng.
Các hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng bị xử phạt cụ thể như sau:
1.  Khoản 1 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít.
2. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít.
3. Khoản 3 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít.
4. Khoản 4 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít.
5. Khoản 5 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít.
6. Khoản 6 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít.
7. Khoản 7 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít.
8. Khoản 8 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên.
9. Riêng đối với hành vi sản xuất hàng cấm, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt tương ứng đối với hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm.
III. CÁC MỨC PHẠT VỀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VỀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG, CÔNG DỤNG
Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật.
1. Khoản 1 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Ngoài ra phạt tiền gấp hai lần đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.
IV. CÁC MỨC PHẠT VỀ SẢN XUẤT HÀNG GIẢ VỀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG, CÔNG DỤNG
Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật.
1. Khoản 1 Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Ngoài ra,  Phạt tiền gấp hai lần đối với một trong các trường hợp hàng giả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.
V. CÁC MỨC PHẠT KINH DOANH HÀNG HÓA NHẬP LẬU
1. Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập lậu là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, chất kích thích tăng trưởng.
3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với: Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
VI. HÀNH VI VI PHẠM VỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG CỦA HÀNG HÓA, HÀNG HÓA KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ VÀ CÓ VI PHẠM KHÁC
1. Khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Ngoài ra Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp là phân bón, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP được ban hành hoàn thiện khung pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả, hàng cấm, hỗ trợ hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Qua đó, Nghị định 98/2020/NĐ-CP siết chặt xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả, hàng cấm. Việc áp dụng Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật sẽ xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, góp phần ngăn chặn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,219,039
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây