Nhân dịp lễ kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2009), Chi bộ và Chi đoàn Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cho Đảng viên và Đoàn viên thanh niên tham quan về nguồn tại Trung ương Cục miền Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Đoàn tham quan có sự tham gia của Ban lãnh đạo Chi cục, Chi ủy, Ban chấp hành Chi đoàn, Đảng viên và đông đảo các bạn Đoàn viên thanh niên.
Ngày 28 tháng 11 năm 2008 tại hội trường Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Đại Hội Công Đoàn cơ sở thành viên (CSTV) Chi cục BVTV nhiệm kỳ 2008-2010...
Sáng ngày 01 tháng 8 năm 2019 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Củ Chi phối hợp với Hội nông dân xã Tân Thông Hội tổ chức lễ bế giảng lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau cho hơn 20 nông dân tham gia.
Hiện tượng kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (systemic acquired resistance, systemic induced resistance), gọi tắt là kích kháng, đã được nhiều tác giả trên thế giới bắt đầu nghiên cứu từ năm 1936 (Mauch-Mani và Metraux, 1997; Van Loon, 2001).
Ngày 10 tháng 6 năm 2019, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã triển khai một số nội dung thực hiện trong chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” trên địa bàn ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần thế nhưng năng suất lại tăng lên. Một biện pháp để tăng năng suất đang được áp dụng rộng rãi đó là thâm canh. Khi thực hiện một số biện pháp thâm canh như độc canh, bón nhiều phân đặc biệt là đạm, trồng dày,… thì sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề trong nông nghiệp như sâu bệnh ngày càng phát triển, thuốc hóa học sử dụng ngày càng nhiều, ô nhiễm,… và đáng lưu ý nhất là dịch hại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp. Trước thực trạng đó, chúng ta đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Một trong những biện pháp đó là sử dụng chất kích kháng phòng trừ bệnh hại cây trồng.