Tình hình sinh vật hại trên cây lâm nghiệp địa bàn rừng ngập mặn huyện Cần Giờ

Thứ hai - 20/12/2021 22:26
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km là một thảm xanh, địa điểm mà ai cũng nên đến một lần đó là Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào ngày 21 tháng 01 năm 2000. Qua hơn 20 năm, đến nay, rừng ngập mặn Cần Giờ giữ vững vai trò là “lá phổi xanh” bảo vệ cho Thành phố và các tỉnh phía Nam.
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ với tổng diện tích hơn 34.000 ha trong đó các loại cây mọc chủ yếu ở đây gồm có cây Đước, cây Đưng, cây Dà, cây Mắm…
Nhằm quản lý tốt tình hình sinh vật hại cây trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt các đối tượng sinh vật hại trên cây rừng phòng hộ Cần Giờ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đặt các bẫy đèn quạt hút nhằm theo dõi và dự báo tình hình sinh vật hại tại rừng phòng hộ. Hằng năm, theo định kỳ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp cùng với Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ tổ chức điều tra khảo sát định kỳ sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp các địa điểm có diện tích rừng lớn, cây mọc tập trung và đại diện cho khu vực điều tra.
Qua kết quả điều tra quý 4 năm 2021 tại, ghi nhận một số kết quả như sau:
- Do hiện nay đã chuyển sang mùa khô, chỉ còn rải rác vài cơn mưa cuối mùa vì thế tỷ lệ lá non cây Đước mọc thấp, kết quả điều tra quý 4 ghi nhận tỷ lệ lá non cây đước mọc chiếm 6,5-10% diện tích, cao hơn với quý 3 năm 2020 (5-8%), tuy nhiên thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (12-16%).
- Hiện tại tỉ lệ lá non trên cây thấp, một số khu vực điều tra (khu vực trung tâm cai nghiện, tiểu khu 5B, ngã 3 đường Lý Nhơn, Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ và Trạm Thanh Bình dừng chân số 2) lá Đước có biểu hiện bị sâu đo ăn lá gây hại nhưng tỷ lệ không đáng kể với tỷ lệ hại từ 1,0-1,37%, tăng nhẹ so với quí 3 (0,7 - 1,0%), và cao hơn so với cùng kỳ năm trước (1,0-1,33%). Cụ thể:
+ Theo kết quả ghi nhận từ bẫy đèn lâm nghiệp đặt tại xã An Thới Đông huyện Cần Giờ ghi nhận tình hình sâu đo ăn lá Cleora sp. vào bẫy đèn ở quý 4 khoảng 1-2 con/bẫy/đêm, thấp hơn so với quý 3 (2-3 con/bẫy/đêm).
+ Không ghi nhận trưởng thành sâu cuốn lá Odites sp. vào bẫy đèn tại quý 4 năm 2021. Tỷ lệ gây hại của sâu cuốn lá trên cây Đước khá thấp khoảng 0,96%.
+ Các loài sâu đục thân (ấu trùng xén tóc Trirachys bilobulartus), sâu nâu được ghi nhận vào bẫy mỗi tháng tuy nhiên mật số thấp từ 1-2 con/bẫy/đêm, tương đương mật số cùng kỳ năm ngoái.
- Ngoài ra, do thời điểm tháng 10 đến tháng 12 vẫn còn rải rác các cơn mưa nên diện tích rừng Đước bị bệnh khô cành chiếm tỷ lệ khoảng từ 1,1-1,9%.
Nhìn chung năm 2021, tình hình sinh vật hại trên cây lâm nghiệp tại rừng ngập mặn huyện Cần Giờ chủ yếu là sâu ăn lá, sâu cuốn lá, xén tóc, sâu nâu đục thân, bệnh khô cành, các sinh vật gây hại đều ở mức nhiễm nhẹ. Mật số sâu hại và tỉ lệ gây hại đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên các đơn vị quản lý rừng vẫn phải tăng cường cán bộ theo dõi thường xuyên tình hình sinh vật hại trên cây đước và mật số sâu hại vào bẫy đèn để có ứng phó kịp thời khi sâu hại có dấu hiệu bùng phát và gây hại nặng, nhất là vào thời điểm mưa nhiều, tỷ lệ ra lá non trên cây đước cao.
z3066314372218 24918e6b0ddee2d67b7a768afc1b131a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,730,603
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây