Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành năm 2021 và Chương trình công tác năm 2022
Thứ năm - 02/12/2021 21:21
Căn cứ Quyết định số 47/QĐ-SNN ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm2021. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật báo cáo kết quả thực hiện công tác chỉ đạo điều hành năm 2021 và chương trình công tác năm 2022, với các nội dung như sau: PHẦN 1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2021
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH 1. Đối với chương trình công tác của đơn vị Trong năm 2021, Chi cục đã tiến hành xây dựng 69 kế hoạch triển khai thực hiện công tác tại đơn vị. 2. Tham mưu Sở thực hiện các văn bản của Trung ương và UBNDTP: Trong năm 2021, Chi cục đã tham mưu Sở thực hiện một số văn bản như sau: - Công văn số 310/SNN-TTBVTV ngày 23 tháng 2 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề xuất tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu. - Công văn số 1010/SNN-TTBVTV ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xin ý kiến góp ý 04 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT (lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật). - Công văn số 1195/SNN-TTBVTV ngày 19 tháng 6 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. - Công văn số 1740/SNN-CCTTBVTV ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số giải pháp chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sinh vật hại cây trồng vụ Hè Thu - Mùa năm 2021 trong tình hình dịch bệnh COVID-19. - Tờ trình số 2090/TTr-SNN ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Tờ trình số 2108/TTr-SNN ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045: Chi cục đã tổng hợp hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch chiến lược trồng trọt theo góp ý của các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ 1. Nhiệm vụ chuyên môn a) Công tác trồng trọt - Tiến độ sản xuất cây trồng: +Cây rau: Diện tích gieo trồng rau năm 2021 ước đạt 21.150 ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ, năng suất bình quân ước đạt khoảng 27,1 tấn/ha, sản lượng ước đạt 573.165 tấn giảm 5,6% so với cùng kỳ. + Hoa lan, cây kiểng: Diện tích hoa, cây kiểng tính từ đầu năm đến nay là 2.129 ha, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích hoa mai: 764 ha (diện tích mai Bình Lợi: 550 ha), diện tích hoa lan: 370 ha, diện tích gieo trồng hoa nền: 405 ha và diện tích kiểng - bonsai: 590 ha. + Cây lúa: diện tích lúa vụ Đông Xuân 2020 - 2021 là 4.886 ha, giảm 1,3% so với cùng kỳ. Diện tích lúa vụ Hè Thu là 5.319,4 ha, giảm 5% so với cùng kỳ.
Diện tích lúa vụ Mùa là 5.518,6 ha, giảm 9,6% so với cùng kỳ. Tổng diện tích canh tác lúa năm 2021 là 6.997,6 ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Tổng diện tích lúa gieo trồng năm 2021 là 15.724 ha, giảm 5,5% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 5,07 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 79.684 tấn. - Công tác điều tra cập nhật bản đồ số hóa vùng rau: 30 phiếu. - Công tác điều tra cập nhật bản đồ số hóa hoa kiểng: 120 phiếu. - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong quá trình sản xuất rau tại vùng sản xuất: trong năm 2021, đã lấy 175 mẫu rau gửi kiểm tra các chỉ tiêu về ATTP, kết quả có 165 mẫu không có mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép, 10 mẫu chưa có kết quả phân tích. -Công bố hợp quy phân bón: đã công bố hợp quy 896 sản phẩm của 70 công ty. -Công bố hợp quy giống cây trồng: đã công bố hợp quy 20 sản phẩm của 05 công ty. - Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nông sản: đã cấp giấy chứng nhận cho 09 công ty. b) Công tác bảo vệ thực vật (BVTV) - Tình hình sinh vật hại (SVH) + Trên rau: Tổng diện tích nhiễm SVH trong năm 2021 là 6.351,1 ha, giảm 17,5% so với cùng kỳ. Diện tích nhiễm SVH đã phòng trị là 12.043,2 lượt ha chiếm 189,6% diện tích nhiễm SVH. + Trên hoa lan, cây kiểng: Tổng diện tích nhiễm SVH trong năm 2021 là 521 ha, giảm 15,8% so với cùng kỳ. Diện tích nhiễm SVH đã phòng trị là 375,1 lượt ha chiếm 71,9% diện tích nhiễm SVH. + Trên lúa: Tổng diện tích nhiễm SVH trong năm 2021 là 6.532,3 ha, tăng 0,8% so với cùng kỳ. - Về phòng trừ sâu ăn lá (Antheraea Frithi Moore) hại cây lâm nghiệp tại Sư đoàn 9 - Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4: Chi cục đã ban hành Phương án triển khai thực hiện phòng trừ sâu ăn lá (Antheraea Frithi Moore) hại cây lâm nghiệp tại Sư đoàn 9. Tháng 11/2021, Chi cục đã hoàn thành việc mua thuốc BVTV và ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái. Tuy nhiên, do tình hình thời tiết năm nay bất lợi nên hiện tại sâu ăn lá đã chuyển sang giai đoạn ngủ đông. Dự kiến sang đầu năm sau (khoảng tháng 3 - 5 năm 2022) khi sâu xuất hiện trở lại sẽ tiến hành phun thuốc BVTV. - Thực hiện kiểm tra sử dụng thuốc BVTV: đến nay đã kiểm tra 189 hộ nông dân (67 hộ trồng rau muống nước, 122 hộ trồng các loại rau khác), kết quả không có hộ vi phạm về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ước cả năm 2021 sẽ thực hiện kiểm tra sử dụng thuốc BVTV 270 hộ nông dân. - Thực hiện điều tra tình hình sinh vật gây hại cây trồng: đã điều tra 4.560 phiếu, ước cả năm 2021 sẽ thực hiện điều tra 5.010 phiếu. - Thực hiện điều tra bộ thuốc nông dân sử dụng: 150 phiếu, ước cả năm 2021 sẽ thực hiện điều tra 375 phiếu. - Thực hiện điều tra đánh giá ảnh hưởng công tác bảo vệ thực vật trên cây hoa lan năm 2021: 53 phiếu. - Theo dõi tình hình sinh vật hại vào hệ thống bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo trên cây lúa và cây lâm nghiệp năm 2021: 12 bẫy. - Công bố hợp quy thuốc BVTV và bình phun thuốc trừ sâu đeo vai: Đã công bố 381 sản phẩm thuốc BVTV của 38 công ty và 34 sản phẩm bình phun thuốc trừ sâu đeo vai của 02 công ty. c) Công tác kiểm dịch thực vật (KDTV) - Điều tra 100 kho nông sản, tổng sản lượng nông sản là 41.953,8 tấn nông sản và sản phẩm thực vật các loại. Kết quả chưa phát hiện dịch hại thuộc diện đối tượng KDTV lưu chứa trong kho nông sản. - Thực hiện điều tra sinh vật ngoại lai (cây Mai dương, cây Ngũ sắc và cây Hoa tulip châu phi) tại các quận huyện trên địa bàn Thành phố: 540 phiếu. - Công tác quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu: + Thực hiện kiểm tra KDTV giống cây trồng mới nhập khẩu năm 2021: 01 đợt với 05 cơ sở, kết quả chưa phát hiện dịch hại thuộc diện đối tượng KDTV nước CHXHCNVN. + Thực hiện chăm sóc hậu kiểm giống cây trồng mới nhập khẩu năm 2021: 01 đợt với 12 mẫu giống gồm 2 giống hoa, 3 giống cây lương thực và 7 giống rau các loại. Kết quả chỉ phát hiện sâu, bệnh hại thông thường trên những giống cây trồng mới nhập khẩu, chưa phát hiện đối tượng KDTV nước CHXHCNVN. d) Công tác thanhtra chuyên ngành - Thanh tra các quy định về quản lý giống cây trồng, phân bón và thuốc BVTV: + Công tác thanh tra: trong năm 2021, đã thanh tra 116 cơ sở (43 cửa hàng, 72 công ty) giảm 11,4% so với cùng kỳ. + Công tác lấy mẫu: * Mẫu thuốc BVTV: đã lấy 37 mẫu, kết quả có 13 mẫu đạt yêu cầu, 24 mẫu chưa có kết quả, bằng so với cùng kỳ. * Mẫu phân bón: đã lấy 50 mẫu, kết quả có 13 mẫu đạt yêu cầu, 02 mẫu không đạt yêu cầu, 35 mẫu chưa có kết quả, giảm 45,1% so với cùng kỳ. * Mẫu giống cây trồng: 12 mẫu, chưa có kết quả phân tích, giảm 53,8% so với cùng kỳ. + Xử lý vi phạm hành chính: Chi cục đã xử phạt vi phạm hành chính 12 vụ vi phạm với tổng số tiền là 178.382.600 đồng, hành vi vi phạm: buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng (07 vụ, trong đó có 06 vụ vị phạm trong năm 2020 và 01 vi phạm năm 2021); sản xuất hàng hóa sản phẩm có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (01 vụ); sản xuất phân bón mà không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định (02 vụ); không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, buôn bán thuốc BVTV (02 vụ). - Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, giấy phép trong năm 2021: + Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 94 giấy (cửa hàng: 06, công ty: 88). + Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV: 92 giấy (cửa hàng: 44, công ty: 48). + Cấp giấy phép vận chuyển thuốc BVTV: 171 giấy. + Cấp giấy phép quảng cáo, hội thảo: 09 giấy. e) Công tác đào tạo, tập huấn - Tập huấn về lĩnh vực BVTV: 01 lớp tập huấn lĩnh vực BVTV cho cán bộ kỹ thuật với 26 người tham dự và 08 lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng với 221 người tham dự. - Tập huấn về Kiểm dịch thực vật: 04 lớp tập huấn về cách nhận biết, đặc tính, tác hại của cây cần sa với 113 người tham dự, 03 lớp tập huấn sinh vật ngoại lai với 72 người tham dự. - Tập huấn về lĩnh vực thanh tra chuyên ngành: 02 lớp văn bản pháp luật mới với 38 người tham dự. - Tập huấn về công tác trồng trọt: Tổ chức 02 lớp tập huấn về VBPL về phân bón, giống cây trồng với 50 lượt người tham dự. g) Công tác sự nghiệp kỹ thuật Thực hiện sửa chữa pano tuyên truyền: 32 bảng pano tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. 2. Các chương trình, đề án của ngành: Không 3. Công tác cải cách hành chính - Chi cục đã ban hành và triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Kế hoạch số 48/KH-CCTTBVTV ngày 18 tháng 01 năm 2021 thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2021. - Thực hiện niêm yết công khai 16 TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trang thông tin điện tử; 16/16 TTHC đang được tiếp nhận tại bộ phận 1 cửa. - Về kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/11/2021: + Tổng số hồ sơ tiếp nhận: 555 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đã giải quyết 526/555, trong đó: 526 hồ sơ đúng hạn (tỷ lệ 100% đúng hạn), 29 hồ sơ đang giải quyết (còn trong hạn). + Tổng số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua bưu chính công ích/tổng hồ sơ nộp 1 cửa: 202/555 hồ sơ. + Tổng số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (06TTHC): 198/212 hồ sơ. - Chi cục đã thực hiện công tác rà soát, bổ sung quy hoạch công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo diện Chi cục quản lý (Thông báo số 378/TB-CCTTBVTV ngày 14 tháng 5 năm 2021). - Công tác cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại bộ phận 1cửa đạt 100%. 4. Nhận xét, kiến nghị a) Nhận xét - Trong năm 2021, qua công tác điều tra tình hình SVH trên cây trồng, công tác dự báo của lực lượng cán bộ kỹ thuật nên Chi cục đã tham mưu biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả. Qua đó đã hạn chế tối đa thiệt hại do sinh vật hại gây ra. - Thường xuyên theo dõi tiến độ sản xuất cây trồng từ đó tham mưu cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, biện pháp kỹ thuật thâm canh kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro gây thiệt hại cho sản xuất. - Tăng cường kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV, việc chấp hành các quy định về ATTP tại vùng sản xuất đã nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV đúng theo quy định và góp phần đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố. - Do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố từ tháng 5 năm 2021 đến hết tháng 9 năm 2021, Thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ rồi nâng cấp lên Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố nên một số chỉ tiêu kế hoạch nghiệp vụ chuyên môn thực hiện chậm và giảm so với kế hoạch đã đề ra như: công tác đào tạo, tập huấn, công tác lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất và thanh kiểm tra chuyên ngành về vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật).
b) Kiến nghị - Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Căn cứ Quyết định số 47/QĐ-SNN ngày 03 tháng 2 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và chương trình công tác năm 2021, có giao nhiệm vụ cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành trồng trọt giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Ủy ban nhân dân Thành phố trong quý II năm 2021. Tuy nhiên đến nay, chưa nhận được quyết định ban hành Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Chi cục đề nghị Sở điều chỉnh thời gian xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành trồng trọt nêu trên sang năm 2022 để thực hiện. - Về quản lý an toàn thực phẩm trên cây rau tại vùng sản xuất: kính đề nghị Sở kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đối với Bộ Y tế về xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế về quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Lý do: hiện nay, có rất nhiều hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật mới được sử dụng để phòng trừ sinh vật hại chưa có quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau. Có một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nhóm rau này nhưng không có quy định trên nhóm rau khác nên không có cơ sở xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch (Chi tiết đính kèm phụ lục).
PHẦN 2 CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2022
I. NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN 1. Công tác trồng trọt a) Mục tiêu - Nắm được tiến độ sản xuất các loại cây trồng, hướng dẫn cơ cấu giống, sử dụng giống cây trồng; ứng dụng các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng. - Thực hiện có hiệu quả công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng rau, quả tại vùng sản xuất. b) Giải pháp thực hiện -Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2019, Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2019 về phát triển nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp Thành phố. - Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển trồng trọt giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phối hợp triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 năm 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030. - Theo dõi tiến độ sản xuất cây trồngvà tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng. - Sử dụng linh hoạt đất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân; hướng dẫn chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn, trọng tâm sang rau, hoa. - Tiếp tục điều tra bổ sung cơ sở dữ liệu vùng sản xuất rau, hoa kiểng trên địa bàn Thành phố: cập nhật bổ sung các hộ sản xuất rau, hoa kiểng. - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất rau tại vùng sản xuất. Đảm bảo các cơ sở sản xuất, nông dân sản xuất rau được kiểm soát an toàn thực phẩm. Lấy mẫu rau củ quả phân tích các chỉ tiêu ATTP. - Thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo theo quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. c)Chỉ tiêu dự kiến thực hiện - Điều tra cập nhật bản đồ số hóa vùng trồng rau, hoa kiểng (cập nhật, bổ sung các hộ sản xuất rau, hoa kiểng): 300 phiếu gồm rau 150 phiếu, hoa kiểng 150 phiếu. - Kiểm tra ATTP trong quá trình sản xuất rau tại vùng sản xuất: 415 mẫu. - Kiểm tra, giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn Thành phố theo quy định. 2. Công tác Bảo vệ thực vật a) Mục tiêu - Điều tra phát hiện kịp thời, dự tínhdự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những SVHcây trồng; thông báo kịp thời và đề xuấtchủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại cây trồng hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do SVH gây ra. - Đề xuất cácbiện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuấtnông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân;tư vấn, hướng dẫn người dân trong công tác phòng trị SVH cây trồng. - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các hộ sản xuất rau tại các vùng sản xuất rau trọng điểm, góp phần đảm bảo an toàn về dư lượng thuốc BVTV trên cây rau, vệ sinh môi trường nông thôn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV hóa học gây ra. Phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. b)Giải pháp thực hiện - Tiếp tục triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu. - Tổ chức thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vậtgây hại thực vật trên địa bàn thành phố; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, gây hại trên diện rộng. Tư vấn, hướng dẫn người dân trong công tác phòng trị sinh vật hại cây trồng. - Tăng cường kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV tại các vùng sản xuất trọng điểm, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên cây rau. Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV định kỳ hàng tháng nhằm nâng cao ý thức của người dân về sử dụng thuốc BVTV theo đúng quy định, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật góp phần đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và cho môi trường. - Điều tra đánh giá ảnh hưởng công tác BVTV trên cây hoa mai để đánh giá năng lực, trình độ hiểu biết của người dân làm cơ sở cho công tác xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn phù hợp với từng địa phương từ đó giúp nâng cao năng lực quản lý sinh vật hại trên cây trồng, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. - Điều tra bộ thuốc nông dân sử dụng phổ biến trên rau làm cơ sở chỉ định phân tích các hoạt chất thuốc BVTV nhằm giám sát an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất rau. - Thực hiện phòng trừ sâu ăn lá (Antheraea Frithi Moore) hại cây lâm nghiệp tại Sư đoàn 9 - Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4. c) Chỉ tiêu dự kiến thực hiện - Theo dõi bẫy đèn trên lúa và cây lâm nghiệp: 12 bẫy. - Điều tra tình hình sinh vật gây hại cây trồng định kỳ hàng tuần: 5.304 phiếu. - Điều tra khảo sát định kỳ sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp: 12 tháng. - Phân tích mẫu SVH trên cây trồng: 20 mẫu.
- Đánh giá ảnh hưởng công tác BVTV trên cây hoa mai: 01 đợt. - Kiểm tra, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV tại vùng sản xuất rau: 270 hộ. - Điều tra bộ thuốc nông dân sử dụng: 600 phiếu. - Phòng trừ sâu ăn lá (Antheraea Frithi Moore) hại cây lâm nghiệp tại Sư đoàn 9 - Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4. 3. Công tác kiểm dịch thực vật(KDTV) a) Mục tiêu Thực hiện tốt công tác quản lý SVH kho nông sản; kiểm tra, giám sát sinh vật gây hại trên giống cây trồng mới nhập khẩu; giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, các ổ dịch, vùng dịch hại thuộc diện điều chỉnh. b) Giải pháp thực hiện - Điều tra KDTV trên các kho lưu chứa nông sản, tổ chức hướng dẫn tự kiểm tra KDTV kho nông sản và tái điều tra KDTV các cơ sở nhập khẩu nông sản số lượng lớn, các đơn vị có nguy cơ tiềm ẩn đối tượng KDTV. - Kiểm tra, điều tra, giám sát sinh vật gây hại trên giống cây trồng mới nhập khẩu. - Điều tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất, nuôi trồng và các vùng thường có sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai xâm hại và sinh vật gây hại lạ. c) Chỉ tiêu dự kiến thực hiện - Điều tra kiểm dịch thực vật kho nông sản: 100 kho. - Kiểm tra giống cây trồng mới nhập khẩu: 01 đợt. - Điều tra sinh vật ngoại lai xâm hại: 540 phiếu. - Mua nhiên liệu phục vụ công tác KDTV. 4. Công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành a) Mục tiêu - Nhằm phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót trong cơ chế chính sách đề kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý về giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón và thuốc BVTV.Phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. b)Giải pháp thực hiện Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp. Tập trung công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất và kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. c) Chỉ tiêu dự kiến thực hiện - Thanh, kiểm tra lĩnh vực giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV: + Kiểm tra chất lượng mẫu giống cây trồng nông nghiệp: 25 mẫu. + Kiểm tra chất lượng mẫu phân bón: 95 mẫu. + Kiểm tra chất lượng mẫu thuốc BVTV: 80 mẫu. + Trang bị vật tư, dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra. - Bồi dưỡng công chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành các cơ sở kinh doanh buôn bán giống cây trồng nông nghiệp, phân bón và thuốc BVTV. - Mua nhiên liệu phục vụ công tác thanh, kiểm tra. 5. Công tác đào tạo, tập huấn, sự nghiệp kỹ thuật a) Mục tiêu Nâng cao trình độ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, các văn bản quy phạm pháp luật của ngành cho công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực trồng trọt, BVTV, kiểm dịch thực vật… b) Giải pháp thực hiện - Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức, cán bộ địa phương trong lĩnh vực trồng trọt, BVTV, KDTV, thanh tra chuyên ngành để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. - Nâng cao nhận thức của nông dân trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV thông quan việc tổ chức các hội nghị tập huấn về sâu bệnh hại trên cây trồng, cây có chất gây nghiện, sinh vật ngoại lai ... Tổ chức lớp tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực của Thành phố. - Xây dựng, sửa chữa bảng pano tuyên truyền nhằm hướng dẫn người dân về quản lý sản xuất; an toàn thực phẩm; sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả theo đúng quy định và bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp;Thực hiện sửa chữa, củng cố bẫy đèn phục vụ cho công tác dự báo kịp thời và hiệu quả. c) Chỉ tiêudự kiến thực hiện - Tập huấn, đào tạo về công tác trồng trọt + Tập huấn văn bản pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn: 02 lớp. + Đào tạo người lấy mẫu đất, nước, rau, quả: 02 người. - Tập huấn, đào tạo về công tác BVTV + Tập huấn lĩnh vực bảo vệ thực vật cho cán bộ kỹ thuật: 01 lớp. + Hội nghị tập huấn kỹ thuật trồng, sâu bệnh hại trên các loại cây trồng…: 44 hội nghị. + Lớp quản lý dịch hại tổng hợp trên rau (lớp tập huấn IPM/rau): 2 lớp. - Tập huấn, đào tạo về công tác KDTV +Hội nghị tập huấn về cách nhận biết, đặc tính, tác hại của cây có chất gây nghiện: 7 hội nghị. + Hội nghị tập huấn sinh vật ngoại lai cho cơ sở kinh doanh hoa, cây kiểng và người dân: 7 hội nghị. + Tập huấn văn bản pháp luật mới và nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực KDTV cho lực lượng Kiểm dịch viên và doanh nghiệp: 02 lớp. - Tập huấn, đào tạo về lĩnh vực thanh tra + Tập huấn VBQPPL cho công chức thanh tra và cán bộ quản lý địa phương: 02 lớp. + Đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp: nghiệp vụ thanh tra viên, trưởng đoàn thanh tra, người lấy mẫu phân bón, giống cây trồng: 8 lượt công chức, viên chức. -Công tác sự nghiệp kỹ thuật Xây dựng, sửa chữa pano tuyên truyền (30 bảng pano), sửa chữa hệ thống bẫy đèn. 6. Chương trình liên tịch liên kết a) Mục tiêu - Trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV, tăng cường sự hợp tác liên kết giữa các tỉnh. - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của nông dân sản xuất nông dân trong việc chấp hành quy định pháp luật về bảo hộ lao động, phòng chống tai nạn lao động. b) Giải pháp thực hiện - Thực hiện chương trình hợp tác về phát triển nông nghiệp, nông thôn với tỉnh Bến Tre để học tập, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, tập trung một số nội dung chính như: + Trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình sinh vật hại cây trồng và các giải pháp chỉ đạo, quản lý dịch bệnh cây trồng đặc biệt là khi có các đối tượng dịch hại mới phát sinh (sâu đầu đen hại dừa, sâu ăn lá trên lâm nghiệp,...). + Chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong nông nghiệp, phương pháp phòng trị sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học... - Tổ chức hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia về An toàn – Vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, qua đó tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hướng dẫn phòng chống nhiễm độc thuốc BVTV cho nông dân. c) Chỉ tiêu dự kiến thực hiện - Tổ chức 01 đợt học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật tại tỉnh Bến Tre. - Hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động: 13 hội nghị tập huấn. 7. Chương trình chuyển đổi số Nghiên cứu, tích hợp bản đồ số hóa vùng sản xuất rau an toàn, bản đồ số hóa vùng sản xuất hoa – cây kiểng trên địa bàn thành phố vào bản đồ chung của Thành phố (Kho Dữ liệu dùng chung). II. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY, CON VÀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 1. Mục tiêu - Tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý giống cây trồng theo hướng hiện đại. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. 2. Nội dung, giải pháp thực hiện - Điều tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn thành phố để xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng: 01 đợt. - Điều tra tình hình nuôi cấy mô thực vật trên địa bàn Thành phố: 01 đợt. - Điều tra tình hình ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt: 01 đợt. - Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao: Tham quan học tập kinh nghiệm quản lý và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt tại một số địa phương có thế mạnh ở trong nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật: 01 đợt. III. CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1. Đổi mới trong tham mưu Sở trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố danh mục thủ tục hành chính. Rà soát, kiến nghị các cấp có thẩm quyền đơn giản hóa TTHC của ngành. 2. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện TTHC trên cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và dịch vụ bưu chính công ích (bưu điện) đảm bảo hiệu quả, gắn với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. 3. Tiếp tục thực hiện 13 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trồng trọt; Bảo vệ thực vật; Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Khuyến nông; Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. 4. Triển khai kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Chi cục phù hợp với đặc điểm của Thành phố và quy định mới, tránh trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ trong đơn vị. 5. Công khai, minh bạch việc sử dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và đánh giá, phân loại CCVC theo quy định. 6. Tiếp tục kiểm tra đột xuất và định kỳ việc thực hiện quy tắc ứng xử, văn hóa công sở và thực thi công vụ tại các phòng, trạm trực thuộc. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Tổng kinh phí năm 2022: 16.891 triệu đồng, gồm: + Nguồn vốn sự nghiệp quản lý thường xuyên và không thường xuyên: 13.978 triệu đồng, trong đó: Kinh phí thường xuyên: 10.675 triệu đồng. Kinh phí không thường xuyên: 3.303 triệu đồng. + Nguồn vốn sự nghiệp nông lâm thủy lợi: 2.913 triệu đồng. Trên đây là báo cáo kết quả công tác chỉ đạo điều hành năm 2021 và chương trình công tác năm 2022 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật./.